Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Nhiễm trùng máu sơ sinh

Nhiễm trùng máu sơ sinh

Là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu.
Nguyên nhân có thể:
Thứ phát: E.colin, liên cầu, Listeria
Thứ phát: Thường là Klebsialla, tụ cầu, Pseudomonas
1.Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng và cấy máu
1.1. Lâm sàng
– Tiền sử
+ Trẻ có đẻ non hoặc đẻ thấp cân không.
+ Mẹ có sốt trước khi đẻ không, có nhiễm trùng trước đẻ không.
+ Thời gian vỡ ối trên 12 giờ trước đẻ
+ Nước ối đục, bẩn, hôi
+ Có hồi sức lúc đẻ
– Triệu chứng thực thể nghèo nàn không đặc hiệu.
+ Rối loạn thân nhiệt: Sốt hoặc hạ thân nhiệt
+ Tiêu hóa: Bỏ bú, nôn, chướng bụng, ỉa chảy, gan lách to, xuất huyết tiêu hóa
+ Hô hấp: Khó thở, tím tái, có thể ngừng thở.
+ Tuần hoàn: Mạch nhanh, có thể sốc nhiễm trùng
+ Thần kinh: Li bì hoặc kích thích, co giật, liệt. Thóp phồng nếu có viêm màng não mủ
+ Da: viêm tấy lan tỏa hoặc viêm loét mủ nhiều.
+ Phù cứng bì nếu nhiễm trùng nặng
1.2. Các xét nghiệm
– CTM, tiểu cầu
– Cấy máu
– Cấy dịch các ổ nhiễm trùng: da, rốn, phân, nước tiểu…
– Chọc tủy sống nếu nghi ngờ viêm màng não, xét nghiệm tế bào, protein, đường, muối trong nước não tủy.
1.3. Chẩn đoán
– Chẩn đoán xác định: cấy máu (+)
– Nghi ngờ nhiễm trùng huyết
+ Khi có một số triệu chứng lâm sàng nêu trên và các xét nghiệm gợi ý nhiễm trùng huyết như:
+ CTM: BC giảm (≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 25.000/mm3)
Tỷ lệ bạch cầu hạt non/bạch cầu hạt trưởng thành ≥ 0.2
Tiểu cầu <100000/mm3
+ CRP>10mg/l
2. Điều trị
2.1. Kháng sinh: Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường dùng kháng sinh có phổ rộng,phối hợp 2 loại hoặc dựa vào vi khuẩn trẻ bị nhiễm để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
– Nếu bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh: phối hợp:
+ Ampecillin: 100mg/kg/24 giờ
+Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ
– Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:
+Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ
+Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ
– Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:
+Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ
+Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ
– Có kết quả KSĐ: điều trị theo KSĐ
– Thời gian điều trị kháng sinh: 10-15 ngày và đến khi kết quả cấy máu (-), hết các dấu hiệu lâm sàng
2.2. Điều trị hỗ trợ
– Chống suy hô hấp
– Nuôi dưỡng đầy đủ
– Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn.
– Chống sốc nếu có
Theo Hưỡng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em

 

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em