Trang chủ » Y học thường thức » Những lầm tưởng phổ biến về trẻ tự kỷ

Những lầm tưởng phổ biến về trẻ tự kỷ

Nhận thức của xã hội về chứng tự kỷ vẫn còn rất thấp, nhiều người nhắc đến tự kỷ, trêu đùa về chứng tự kỷ mà chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của hội chứng này đến cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Từ đó gây ra nhiều lầm tưởng sai lệch về hội chứng này ở trẻ

Hình 1:Trẻ tự kỷ cần được hiểu đúng để có cách chăm sóc, điều trị phù hợp

1. Tự kỷ là một căn bệnh

Nhiều người vẫn nghĩ rằng Tự kỷ là một căn bệnh, nhưng không, Tự kỷ là một hội chứng, không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có rất nhiều người gọi tự kỷ là bệnh. Cách hiểu này dẫn đến những sai lệch về quan niệm, cách điều trị cho trẻ tự kỷ. Nghiêm trọng hơn, do lầm tưởng tự kỷ là một bệnh nên việc xin giấy xác nhận khuyết tật và duyệt chính sách dành cho trẻ tự kỷ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.

2. Những người mắc chứng tự kỷ bị thiểu năng trí tuệ

Rất khó để đo lường trí thông minh bằng các bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn, đặc biệt là đối với những người không nói được. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 31% người tự kỷ bị thiểu năng trí tuệ; số còn lại ở mức bình thường hoặc trên mức bình thường.

3. Tất cả những người tự kỷ đều có một kỹ năng đặc biệt

Một số trẻ tự kỷ sẽ thừa hưởng kỹ năng “bác học”. Đây là tình trạng tinh thần đặc biệt giúp bé có khả năng thiên bẩm về trí nhớ, nghệ thuật hoặc tính toán nhanh. Tuy nhiên, chỉ một số rất ít trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có đặc tính này.

4. Trẻ tự kỷ không biết yêu thương

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với âm thanh, mùi vị khó chịu và có thể đủ nhạy cảm để cảm nhận được tình yêu mà người khác dành cho mình. Những bạn nhỏ ấy gặp khó khăn trong giao tiếp và bày tỏ cảm xúc nhưng điều đó không có nghĩa là không biết yêu thương.

5. Cha mẹ không biết cách nuôi dạy là nguyên nhân của chứng tự kỷ

Cha mẹ ít quan tâm, gần gũi, không nói chuyện với trẻ là những yếu tố có thể làm cho tình trạng tự kỷ trở nên nặng hơn, nhưng đây không phải căn nguyên gây ra hội chứng tự kỷ ở trẻ. Các chuyên gia đều cho rằng, khoảng 80% nguy cơ mắc chứng tự kỷ liên quan đến yếu tố di truyền.

Hình 2: Sự yêu thương, quan tâm và kiên trì của gia đình giúp chứng tự kỷ ở trẻ được cải thiện

6. Không thể chẩn đoán tự kỷ từ sớm

Chẩn đoán tự kỷ ở trẻ em không dễ, nhất là với đối tượng dưới 3 tuổi. Các biểu hiện của chứng tự kỷ rất đa dạng, thay đổi theo lứa tuổi và khác nhau ở từng trẻ. Dấu hiệu nhận biết rối loạn này dễ nhầm với các bệnh lý khác như chậm nói, khó đọc, tăng động giảm chú ý…

Hiểu đúng về tự kỷ sẽ giúp chúng ta phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ mắc hội chứng này, không bỏ qua “thời gian vàng” trước 2 tuổi để điều trị cho trẻ. Trẻ tự kỷ cần được thấu hiểu, yêu thương, hạn chế sự kỳ thị và áp lực đối với trẻ và gia đình. Sự kiên trì của gia đình, sự chung tay giúp sức của y bác sĩ, nhân viên công tác xã hội, giáo viên và cộng đồng sẽ là chìa khóa để trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cuộc sống.

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em