Trang chủ » Đào tạo » Sử dụng kháng sinh ban đầu trong viêm màng não mủ

Sử dụng kháng sinh ban đầu trong viêm màng não mủ

 

Ban hành kèm theo quyết định số 1048 ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
SỬ DỤNG KHÁNG SINH BAN ĐẦU TRONG
VIÊM MÀNG NÃO MỦ

1.Tổng quát :

Các loại vi khuẩn gây viêm màng não mủ ở trẻ em thường gặp là:

Trên 2 tháng tuổi :
• Haemophilus influenzae type b
• Streptococcus pneumoniae (Phế cầu)
• Neisseria meningitidis (Não mô cầu)

Dưới 2 tháng tuổi:
• Group B Streptococcus (liên cầu nhóm B)
• E. coli và các vi khuẩn Gram âm khác
• Listeria monocytogenes

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Xác định chẩn đoán viêm màng não mủ khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau đây
– Soi, cấy dịch não tủy hoặc PCR phát hiện vi khuẩn gây bệnh
– Cấy máu phát hiện vi khuẩn kèm theo triệu chứng lâm sàng phù hợp và dịch não tủy biến đổi (trên 5BC/mm3 hoặc glucose dưới 0.4g/L hoặc protein trên 1g/L)
– Triệu chứng lâm sàng phù hợp kèm dịch não tủy thay đổi (trên 100 BC/mm3 hoặc glucose dưới 0.4g/L hoặc protein trên 1g/L)

Tuổi

Kháng sinh

Steroids

>2 tháng

Cefotaxime 50-75 mg/kg (tối đa 2g/lần) tiêm tĩnh mạch, 6h/1lần+ Vancomycin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch 6h/1 lần

Dexamethasone 0,15 mg/kg, tiêm tĩnh mạch, 6h/1lần

4 tuần-2 tháng

Cefotaxime 50-75 mg/kg (tối đa 2g/lần) tiêm tĩnh mạch, 6h/1lần ± Gentamycin 2.5 mg/kg TM 8h/1 lần + Ampicillin 50-75 mg/kg TM 6h/1 lần 

Dexamethasone 0,15 mg/kg, tiêm tĩnh mạch, 6h/1lần

<4 tuần

Cefotaxime 50 mg/kg (tối đa 2g/lần) tiêm tĩnh mạch,6h/1lần+ Gentamycin 2.5 mg/kg TM 8h/ 1 lần+ Ampicilline 50-75 mg/kg TM 6h/1 lần

Không dùng

Chú ý: Hướng dẫn này không áp dụng cho trẻ có bất thường cột sống hoặc có shunt não thất – ổ bụng. Các trường hợp này nên hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật thần kinh .

• Cefotaxime có thể được thay bằng Ceftriaxone 100 mg/kg (tối đa 2gm), tiêm tĩnh mạch hàng ngày
• Tiếp tục điều trị kháng sinh ban đầu cho đến khi có kết quả cấy DNT.

Nếu cấy DNT âm tính
– Tiếp tục điều trị theo kháng sinh đã cho nếu lâm sàng và DNT có tiến triển tốt
– Hội chẩn xác định chẩn đoán và hướng điều trị nếu lâm sàng, DNT không tiến triển tốt.
Nếu kết quả cấy dương tính vi khuẩn, làm được kháng sinh đồ nên chuyển sang điều trị phổ hẹp hơn

 Vi khuẩn

Kháng sinh

N. meningitis

(Não mô  cầu)

Benzylpenicillin 50mg/kg/1 lần (tối đa 3g/lần), tiêm tĩnh mạch, 4h/1lần trong 7 ngày (vi khuẩn nhạy cảm Penicillin) hoặc Ceftriaxone 100mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch

S.pneumonia

(Phế cầu)

Vancomycin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch 6h/1 lần + Cefotaxime 200-300mg/kg/ngày hoặc ceftriaxone 100mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10-14 ngày

Haemophilus influenzae typ b

Cefotaxime 50-75mg/kg/1 lần (tối đa 3g/lần) tiêm tĩnh mạch, 6h/1lần trong 7-10 ngày ,  hoặc Ceftriaxone 100mg/kg/24h.

Vi khuẩn khác

Nếu không phân lập được vi khuẩn nhưng kết quả dịch não tủy có nhiều bạch cầu đáng kể thì khuyến cáo điều trị Cefotaxime hoặc Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch tối thiểu 7 ngày. Yêu cầu điều trị kéo dài cho trẻ sơ sinh và các trường hợp viêm màng não mủ do trực khuẩn Gram âm.

3. Dự phòng cho người tiếp xúc

Dự phòng sớm cho cả các trường hợp tiếp xúc với viêm màng não bằng Rifampicin 10mg/kg/ngày x 3 ngày.

Chú ý: Rifampicin có thể làm nước mắt, nước tiểu và kính áp tròng có màu đỏ cam, gây phát ban, ngứa và rối loạn tiêu hóa, tăng bilirubin và men gan. Nó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc uống tránh thai và không nên dùng trong thai kì hoặc bệnh gan nặng./.

 



Chuyên mục: Đào tạo

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em