Trang chủ » Bản tin thông tin thuốc » [QUÝ IV-2023] SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON VÀ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG NGHIÊM TRỌNG Ở TRẺ NHỎ

[QUÝ IV-2023] SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON VÀ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG NGHIÊM TRỌNG Ở TRẺ NHỎ

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ em nói chung và theo vị trí nhiễm trùng và mầm bệnh.

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên dữ liệu được lấy từ Sổ đăng ký EPI-MERES Mother-Child được xây dựng từ Hệ thống Dữ liệu Y tế của Pháp.

Hình 1: Quy trình lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Các rối loạn khác liên quan đến acid dạ dày: PPI, thuốc kháng histamin 2 hoặc antacid/alginate.

Ngày chỉ định được xác định là ngày đầu tiên phân phát thuốc.

Phương pháp nghiên cứu: Sự phơi nhiễm PPI theo thời gian: được đo bằng trạng thái phơi nhiễm PPI (không phơi nhiễm hoặc phơi nhiễm), lịch sử phơi nhiễm PPI (không, đã sử dụng, đang diễn ra) và thời gian phơi nhiễm PPI đang diễn ra (không phơi nhiễm, ≤6 tháng, 7-12 tháng, >12 tháng).

 – Tiêu chí chính: Mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ em

 – Tiêu chí phụ:

  • Mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và vị trí nguy cơ nhiễm trùng
  • Mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn

Kết quả:

Trong số các trẻ tham gia nghiên cứu, có 606 645 trẻ được điều trị với PPI (tuổi trung vị tại ngày chỉ định là 88 ngày tuổi, 53.4% bé trai) và 655 779 trẻ không điều trị với PPI (tuổi trung vị tại ngày chỉ định là 82 ngày tuổi, 52.2% bé trai).

Nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng: Nghiên cứu cho thấy sử dụng PPI có liên quan đến việc tăng 34% nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng so với không sử dụng. Phơi nhiễm với PPI làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng ở cả trẻ có và không có tiền sử sinh non nghiêm trọng hoặc bệnh mãn tính. Nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng tăng lên ở những trẻ trước đây đã từng phơi nhiễm PPI.

Vị trí nguy cơ nhiễm trùng: Phơi nhiễm PPI theo thời gian có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, tai mũi họng, đường hô hấp dưới, thận hoặc đường tiết niệu, hệ cơ xương và hệ thần kinh. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên bất kể khoảng thời gian sử dụng PPI, ngoại trừ nhiễm trùng cơ xương. Không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ nhiễm trùng da liên quan đến PPI được sử dụng trong phân tích.

Nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn: Phơi nhiễm PPI theo thời gian có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus tăng lên bất kể khoảng thời gian sử dụng PPI liên tục.

Kết luận và tính liên quan: Trong nghiên cứu này, việc sử dụng PPI có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Thuốc ức chế bơm proton không nên được sử dụng nếu không có chỉ định rõ ràng ở đối tượng này.

Nguồn: JAMA Pediatr. 2023;177(10):1028-1038.
Biên tập: DS. Nguyễn Thị Huyền Ly, DS. Lê Thị Nguyệt Minh

Chuyên mục: Bản tin thông tin thuốc

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em