Y học thường thức – SK&BL Trẻ em
Tìm theo chuyên mục
-
5 bước cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách và những sai lầm cần tránh
Mùa hè với kỳ nghỉ kéo dài và thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ em thường xuyên tham gia hoạt động bơi lội hoặc về quê, đi chơi, du lịch ở những địa điểm có hồ nước, sông, suối, biển,... do đó nguy cơ trẻ gặp tai nạn do đuối nước sẽ càng tăng cao. Tuy đã được cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn còn không ít người chưa nắm được kỹ năng cấp cứu đúng khi gặp trẻ bị đuối nước. Xem tiếp
-
Liên tiếp 3 trẻ bị bỏng nặng do máy chạy bộ – Khuyến cáo an toàn cha mẹ nên lưu ý
Vừa qua, các bác sĩ Đơn vị Bỏng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận liên tiếp 03 trẻ bị bỏng nặng và hoại tử da do bị chà sát mạnh, mài vào dây curoa và nhiệt của máy chạy bộ tại nhà. Xem tiếp
-
Trẻ mắc bệnh thận mạn tính – bỏ dở điều trị gây nguy cơ tử vong
Bệnh thận mạn tính là bệnh lý suốt đời, trẻ cần được đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.Tuy nhiên, vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận một số trường hợp trẻ mắc bệnh thận mạn tính nhập viện nguy kịch do cha mẹ tự ý bỏ điều trị, hoặcsử dụng thuốc nam theo lời mách từ những người xung quanh. Xem tiếp
-
Hướng dẫn bệnh nhân hội chứng thận hư (HCTH) theo dõi protein niệu bằng que thử nước tiểu tại nhà
Hội chứng thận hư là bệnh mạn tính cần theo dõi lâu dài vì vậy việc sử dụng que thử nước tiểu đúng cách là một trong những biện pháp rất hữu ích trong việc điều trị, theo dõi bệnh. Xem tiếp
-
Hiếm gặp: U tuyến thượng thận hai bên và cuộc phẫu thuật kịch tính cứu sống bé trai 14 tuổi
Bé trai 14 tuổi huyết áp cao liên tục, đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Khi trẻ không may bị ngã xe, được kiểm tra tổn thương toàn diện mới phát hiện có U tuyến thượng thận hai bên, nếu không điều trị có thể gây tử vong. Ngày 15/5 vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã vượt qua nhiều thách thức để phẫu thuật thành công loại bỏ U tuyến thượng thận hai bên cho trẻ. Đây là ca bệnh hiếm gặp tại cả Việt Nam và trên thế giới, cũng là trường hợp đầu tiên từ trước tới nay được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Xem tiếp
-
Nắng nóng đỉnh điểm: Trẻ bị say nắng, say nóng (sunstroke/ heatstroke) – Xử trí và phòng tránh cha mẹ nên biết
Thời tiết nắng nóng oi bức, bên cạnh các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da,… phụ huynh cần đề phòng tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ. Trẻ bị say nắng, say nóng có thể bị tăng nhịp tim, khó thở, co giật, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Xem tiếp
-
[Infographic] 03 nguyên tắc cha mẹ cần biết khi cho trẻ uống Oresol
Oresol là dung dịch bù nước bằng đường uống khá phổ biến dùng để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, sốt hoặc nôn. Oresol khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Tuy nhiên, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong. Xem tiếp
-
[Infographic] Quy tắc 20-20-2-20 để giữ gìn mắt của trẻ khi học và sử dụng thiết bị điện tử
Việc nhìn lâu vào các thiết bị điện tử hoặc học tập trong thời gian liên tục quá dài sẽ làm cho mắt rất mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Vì vậy các thầy cô và phụ huynh nên tạo điều kiện và nhắc nhờ trẻ áp dụng quy tắc 20-20-2-20 sau đây để bảo vệ mắt tốt hơn. Xem tiếp