Gãy xương hàm dưới là tổn thương thường gặp nhất trong các chấn thương xương hàm mặt ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi tập đi. Gãy xương có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xương hàm và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, ngoài ra các phác đồ điều trị là khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Vì vậy, gãy xương hàm dưới cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chính xác.
1. Gãy xương hàm dưới là gì?
Gãy xương hàm dưới là tổn thương thường gặp nhất trong các chấn thương xương hàm mặt ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi tập đi. Gãy xương có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xương hàm và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, ngoài ra các phác đồ điều trị là khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Vì vậy, gãy xương hàm dưới cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chính xác.
2. Phân loại gãy xương hàm dưới
2.1 Theo vị trí
- Gãy vùng cằm: đường gãy giữa vị trí 2 răng nanh
- Gãy cành ngang: vị trí từ răng nanh tới bờ trước cơ cắn
- Gãy góc hàm: vị trí thuộc phần bám của cơ cắn
- Gãy cành cao: vị trí từ sau cơ cắn tới đáy khuyết sigma
- Gãy lồi cầu: vị trí từ đáy khuyết sigma tới đỉnh lồi cầu
- Gãy mỏm vẹt: vị trí từ đáy khuyết sigma tới đỉnh mỏm vẹt
- Gãy xương ổ răng: là gãy xương một phần, thường ở vị trí răng cửa.
2.2. Theo đặc điểm tổn thương
Mức độ di lệch
- Gãy xương di lệch: cơ hàm mặt kéo các đoạn xương ra xa đường gãy
- Gãy xương không di lệch: xương hai bên đường gãy vẫn ở vị trí ban đầu.
Tính liên tục
- Gãy xương hoàn toàn: đường gãy đi hết bề dày xương hàm
- Gãy xương không hoàn toàn: chỉ gãy một phần thân xương hàm.
Tổn thương mô mềm
- Gãy xương kín: lớp da còn nguyên vẹn
- Gãy xương hở: xương tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
2.3. Đặc điểm gãy xương hàm dưới ở trẻ em
- Xương hàm thường gãy kiểu cành tươi: lớp màng xương chưa đứt rời;
- Trong xương hàm có mầm răng vĩnh viễn: gây khó khăn cho sử dụng nẹp vít kết hợp xương;
- Bộ răng sữa hoặc răng hỗn hợp: gây khó khăn cho việc nắn chỉnh, cố định tựa lên răng;
- Xương hàm dưới chứa các trung tâm phát triển xương;
- Hầu hết bệnh nhân không hợp tác điều trị.
3. Nguyên nhân
3.1. Gãy xương do chấn thương
– Các nguyên nhân chủ yếu gồm: tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình và học đường,…
– Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tai nạn sinh hoạt là nguyên nhân chính gây gãy xương hàm dưới với trẻ <3 tuổi; trong khi đó với trẻ lớn hơn nguyên nhân chính là tai nạn giao thông.
3.2. Gãy xương bệnh lý
– Là tình trạng gãy xương mà vị trí gãy vốn yếu từ trước do các tình trạng bệnh lý khác như u xương, viêm nhiễm hay bệnh lý di truyền,…
– Bệnh lý nguyên nhân thường gặp: LCH, U men, nang thân răng,…
4. Triệu chứng gãy xương hàm dưới
Triệu chứng của gãy xương phụ thuộc nhiều vào vị trí gãy và mức độ di lệch đường gãy:
4.1. Cơ năng
– Triệu chứng đau:
- Đau nhẹ: gãy vùng cằm, góc hàm, lồi cầu
- Đau nhiều: gãy cành cao, cành ngang.
– Nhai kém, hoặc không nhai được, hạn chế há miệng: gãy cành ngang, góc hàm, cành cao
– Khó nuốt, khó phát âm: gãy cành ngang
– Dấu hiệu Vincent (tê bì cảm giác môi, cằm cùng bên) có thể dương tính trong: gãy góc hàm, cành ngang.
4.2. Thực thể
– Sưng nề, bầm tím, rách da và niêm mạc: ngoài mặt và ngách lợi tương ứng theo vị trí gãy.
– Ấn đau chói dọc bờ xương tại vị trí tổn thương.
– Khuyết bậc thang ở bờ xương: gãy cành ngang, vùng cằm
– Sai khớp cắn:
- Hở khớp răng cửa: gãy cành ngang, cổ lồi cầu 2 bên
- Khớp cắn sai ít: gãy vùng cằm
- Dấu hiệu khớp cắn 2 thì: gãy cành cao, gãy lồi cầu
– Cằm lệch về bên gãy: gãy cành cao, cành ngang, góc hàm
– Cằm tụt ra sau: gãy cành ngang hai bên, cổ lồi cầu 2 bên.
4.3. Các dấu hiệu khác
– Dấu hiệu ổ khớp rỗng: gãy lồi cầu di lệch
– Đường gãy di lệch nhiều: gãy cành ngang, cành cao.
5. Cận lâm sàng
– Xquang: phát hiện đường gãy qua xương hàm:
- Phim mặt thẳng, phim hàm chếch
- Phim toàn cảnh Panorama
- Phim Schuller: chuyên phát hiện tổn thương lồi cầu
– CT scanner: là tiêu chuẩn của phát hiện gãy xương hàm
– Xét nghiệm huyết học: đánh giá tình trạng mất máu
– Xét nghiệm sinh hóa: đánh giá mức độ viêm nhiễm toàn thân.
6. Điều trị gãy xương hàm dưới ở trẻ em
6.1. Nguyên tắc điều trị
– Phục hồi tối đa hình thể thẩm mỹ
– Đảm bảo chức năng, đặc biệt chức năng nhai
– Cố định một hàm
– Chống chỉ định kết hợp xương (vùng có chứa mầm răng).
6.2. Phương pháp điều trị
– Xử trí cấp cứu:
- Xử trí cấp cứu chảy máu, bít tắc đường thở
- Xử trí shock (nếu có)
- Loại bỏ nguy cơ chấn thương sọ não, cột sống.
– Xử trí trong bối cảnh chấn thương hàm mặt phức tạp:
- Giảm đau
- Xử trí viêm nhiễm, giảm phù nề, nâng cao thể trạng
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
– Các bước điều trị:
- Nắn chỉnh: đưa xương gãy về đúng vị trí giải phẫu
- Cố định xương đủ chắc, đảm bảo chức năng
- Ngăn ngừa biến chứng.
6.3. Nắn chỉnh đường gãy
– Nắn chỉnh kín:
- Nắn chỉnh bằng tay
- Nắn chỉnh bằng khí cụ tạo lực kéo.
– Nắn chỉnh mở:
- Bộc lộ đường gãy, làm sạch vết thương
- Cắt lọc mô mềm, lấy bỏ dị vật và mảnh xương nhỏ, xương chết, giữ lại những mảnh xương lớn.
- Nắn chỉnh xương về đúng vị trí.
6.4. Cố định xương
– Tiêu chuẩn cố định:
- Đúng vị trí giải phẫu
- Đủ chắc, đảm bảo chức năng
- Giảm thiểu tổn thương mô mềm
- Vận động được tức thì
– Cố định xương bằng máng nhựa và chỉ thép quanh xương hàm:
- Vị trí gãy chưa mọc răng / thay răng
- Vị trí gãy rạn, gãy không di lệch
- Điều trị bảo tồn trong gãy lồi cầu
- Trẻ có bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật
– Cố định xương tại vị trí đã thay răng:
- Sử dụng nẹp vít cố định
- Khâu xương bằng chỉ thép.
– Trường hợp gãy xương ổ răng:
- Cố định vào phần xương ổ răng bên cạnh bằng chỉ thép các thân răng cạnh nhau.
- Cố định vào xương hàm bằng chỉ thép buộc quanh hàm.
6.5. Một số điều trị khác
– Điều trị gãy lồi cầu: ở trẻ em, bảo tồn là phương pháp tối ưu nhất gồm nắn chỉnh và cố định ngoài mặt bằng băng cằm đầu trong 4-6 tuần.
– Nẹp vít tự tiêu: kích thước lớn và giá thành cao hơn nẹp titan cổ điển.
– Gãy xương bệnh lý: phải điều trị bệnh lý đi kèm.
7. Ngăn ngừa biến chứng
– Nhiễm trùng:
- Phần mềm: kháng sinh, dẫn lưu tại chỗ,…
- Viêm xương: kháng sinh, dẫn lưu với viêm cấp; hoặc phẫu thuật lấy xương chết với viêm mạn tính.
– Liền xương chậm: cố định lại vị trí gãy.
– Khớp giả: cắt bỏ can xương, cố định lại.
– Sai khớp cắn: mài chỉnh khớp ( sai khớp ít ) hoặc cắt can xương cố định lại ( sai khớp nặng ).
8. Phục hồi sau điều trị
– Các yếu tố ảnh hưởng quá trình lành thương
- Nắn chỉnh, cố định không đúng kỹ thuật;
- Nhiễm trùng vết mổ;
- Bệnh lý toàn thân.
– Thời gian lành thương
- Gãy cành tươi: 2 tháng;
- Kết hợp xương bằng máng: 3 tuần – 1 tháng.
- Kết hợp xương bằng nẹp vít: 3 – 4 tháng.
– Chế độ dinh dưỡng: đầy đủ protein, canxi, khoáng chất
– Tinh thần: luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mái
– Hướng dẫn theo dõi tại gia đình
– Khám lại theo lịch hẹn.
9. Các dấu hiệu nhận biết mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám
Sau các chấn thương vùng hàm mặt mà trẻ có các dấu hiệu sau:
- Sưng nề vùng mặt;
- Chảy máu trong khoang miệng;
- Khó há miệng;
- Đau khi ăn nhai;
- Răng lung lay sau chấn thương.
10. Phòng ngừa
– Tai nạn sinh hoạt:
- Phải có người theo dõi khi sử dụng xe tập đi cho trẻ;
- Làm lưới an toàn tại những vị trí hay xảy ra tai nạn;
- Trẻ cần đeo khí cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao vận động nặng.
– Tai nạn giao thông:
- Người lớn nghiêm túc tuân thủ luật giao thông;
- Giáo dục trẻ em về tuân thủ luật giao thông.
– Gãy xương bệnh lý:
- Thăm khám định kỳ nhằm phát hiện bệnh lý nền;
- Có ý thức giữ gìn khi đã phát hiện bệnh.
– Biến chứng
- Nhiễm trùng: vô trùng, lấy hết dị vật và mô dập nát khi phẫu thuật, sử dụng kháng sinh đầy đủ;
- Liền xương chậm, khớp giả, sai khớp cắn: nắn chỉnh và cố định tốt theo giải phẫu.
– Sơ cứu ban đầu: Đối với các chấn thương nặng nên được đưa vào cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu.
Trong trường hợp ban đầu nên tránh kích thích gây hoảng sợ cho trẻ, hạn chế vận động hàm.
Trường hợp chày máu nhiều nên để trẻ nằm nghiêng tránh cho máu chảy vào trong họng
– Dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ bị gẫy xương hàm thường rất khó ăn do đau, hạn chế há miệng. Do vậy vấn đề dinh dưỡng cho trẻ cần chú ý ăn thức ăn mềm như cháo xay nhiến, hoặc sữa đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Bệnh viện Nhi Trung ương cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh 24/7 (kể cả ngày lễ và thứ 7, chủ nhật). Bất cứ khi nào trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể đưa trẻ đến khám tại các đơn vị sau:
- Khoa Răng hàm mặt
- Khu điều trị ngoại trú – Khoa Răng hàm mặt
- Khoa Khám bệnh đa khoa
- Khoa Khám và điều trị ban ngày
- Trung tâm Quốc tế
- Khoa Cấp cứu – chống độc
Điện thoại liên hệ: 024.62738928
Email: k.rhm@nch.org.vn
Phạm Quốc Khánh – Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương