Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Hen phế quản và các hoạt động thể thao

Hen phế quản và các hoạt động thể thao

Trẻ có bị ho, khò khè, nặng ngực hoặc khó thở khi tập thể dục không? Nếu có thì có thể trẻ có cơn co thắt phế quản do tập thể dục, có nghĩa là đường thở của trẻ bị hẹp lại khi tập thể dục, gây ra triệu chứng hen.

hen PQ

 

  1. Triệu chứng hen do gắng sức

Nếu bạn bị co thắt phế quản khi tập thể dục, bạn có thể bị khò khè, chèn ngực, ho, khó thở trong vòng 5 đến 20 phút sau khi tập thể dục, hoạt động thể lực mạnh.

  1. Yếu tố kích thích

Những người mẫn cảm, đường thở rất nhạy cảm với hai yếu tố nhiệt độ thấp và không khí khô. Không khí luôn được làm ấm và ẩm bằng đường mũi. Khi hoạt động gắng sức nhu cầu thở qua miệng nhiều hơn, không khí khô và lạng đi vào đường hô hấp dưới kích thích triệu chứng hen. Ngoài ra không khí ô nhiễm, nồng độ phấn hoa cao và viêm nhiễm đường hô hấp do vi rút là các yếu tố kích phát.

  1. Chẩn đoán
  • Khò khè, nặng ngực có thể nghiêm trọng, do đó bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn, đo chức năng hô hấp và test thở lúc nghỉ và sau vận động (gắng sức).
  • Nếu test thở chỉ ra là bẹn có thể bị hen, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để hít (ventoline) sau đó sẽ đo lại chức năng hô hấp. Khi hít ventoline bạn cảm thấy dễ thở hơn, test thở cải thiện thì chẩn đoán hend dường như là chắc chắn.
  • Nếu test thở của bình thường, bạn có thể thực hiện thêm một loại test kích thích phế quản (đạp xe). Trước và sau khi tập, bác sĩ đo chức năng thông khí phổi để chẩn đoán xác định bạn có bị hen do vận động hay không.
  1. Điều trị hen do vận động
  • Đầu tiên bác sĩ sẽ cùng bạn xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể. Co thắt phế quản liên quan phần lớn đến hen và hen có thể ngăn ngừa được bằng thuốc (steroid dạng hít, antileucotriene) hoặc sử dụng thuốc (ventoline) trước khi bạn tập thể dục 30 phút. Khi có triệu chứng co thắt phế quản, dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh.
  • Tăng độ ấm và giảm độ lạnh không khí thở vào có thể ngăn ngừa hoặc giảm triệu chứng co thắt phế quản. Bạn có thể phải hạn chế thể dục khi nhiệt độ môi trường thấp, mùa phấn hoa, bị nhiễm vi rút và không khí ô nhiễm ở mức cao.
  1. Bệnh nhân hen có thể tham gia hoạt động thể thao nào?

Mục đích của điều trị hen là kiểm soát triệt để các triệu chứng hen và bệnh nhân có thể tham gia thể dục thể thao. Tuy nhiên nên chọn loại hình hoạt động tốt hơn cho bệnh nhân hen phế quản.

  • Bơi có thể tiếp xúc với không khí ẩm và ẩm và giúp khỏe cơ ở phần trên cơ thể, đi bộ, đạp xe thư giãn, những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức ít, như là bóng chày, bóng đá…ít gây ra triệu chứng hen.
  • Những môn thể thao phải hoạt động liên tục như bóng đá, bóng chuyền, khúc côn cầu hoặc môn chạy đường dài, hoạt động thời tiết lạnh như trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng… có xu hướng làm các triệu chứng hen xấu đi.
  1. Khi nào nên đi khám chuyên gia hen dị ứng?

Bạn nên gặp một bác sĩ dị ứng nếu bạn có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực gây ra do luyện tập hoặc không đáp ứng tốt với điều trị đang dùng, có tiền sử sốc phản vệ do luyện tập gây ra hoặc dị ứng thức ăn.

 

PGS.TS Lê Thị Minh Hương  – Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em