Trang chủ » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Hướng dẫn sử dụng các thuốc đặt trực tràng

Hướng dẫn sử dụng các thuốc đặt trực tràng

1. Một số khái niệm cơ bản

Thuốc đặt trực tràng là dạng thuốc rắn, thường có hình dạng viên đạn hoặc thuỷ lôi. Đây là dạng thuốc được sử dụng phổ biến ở trẻ em, được thiết kế để giải phóng dược chất theo cơ chế tan chảy ở thân nhiệt, có tác dụng điều trị tại chỗ (trong các trường hợp táo bón, viêm ruột,…) hoặc toàn thân (tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống nôn, chống dị ứng,…).

Paracetamol: Thuốc hạ sốt, giảm đau (Efferalgan 80mg; Efferalgan 150 mg; Efferalgan 300mg)

Glycerol: Thuốcđiều trị táo bón
(Glicerolo 1375mg: sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi)

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt trực tràng

(Hình vẽ minh hoạ cho từng bước)​

Bước 1 Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của trẻ
Bước 2 Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm
Bước 3 Đặt trẻ nằm nghiêng, quay lưng về phía người đặt thuốc. Đặt chân dưới của trẻ duỗi thẳng, chân trên co về phía trước bụng
Bước 4 Nâng nhẹ phần mông trên để bộc lộ vùng trực tràng
Bước 5 Tháo vỏ thuốc và đặt đầu nhọn của viên thuốc hướng về phía trực tràng
Bước 6 Dùng 1 ngón tay đẩy nhẹ thuốc sâu vào trực tràng khoảng 2cm (khoảng 1/2 đốt ngón tay). Ấn giữ nhẹ 2 phần mông trong vài giây.
Bước 7 Giữ trẻ nằm nghiêng, thẳng chân trong vòng 15 phút để viên thuốc không bị rơi ra ngoài, đồng thời đảm bảo dược chất được giải phóng dần trong vùng trực tràng
Bước 8 Rửa sạch lại tay bằng xà phòng và nước ấm

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đặt trực tràng

  • Không sử dụng thuốc đặt trực tràng để uống
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phù hợp. Tránh để thuốc bị mềm, tan chảy
  • Nên cho trẻ đi vệ sinh (đại tiện) trước khi sử dụng thuốc đặt trực tràng. Trường hợp trẻ đi đại tiện trong vòng 15 phút sau khi đặt thuốc, cần đặt lại viên thuốc khác cho trẻ.
  • Nếu viên thuốc đạn quá mềm, trước khi tháo vỏ thuốc, có thể đặt viên thuốc dưới vòi nước lạnh hoặc trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8oC) trong vài phút để làm rắn viên thuốc

  • Trước khi đặt thuốc, có thể sử dụng các loại gel bôi trơn thân nước (VD: K-Y Jelly) để bôi trơn đầu viên đạn hoặc làm ẩm vùng hậu môn trẻ bằng nước mát, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ. Không sử dụng các loại gel bôi trơn thân dầu (VD: Vaseline) để bôi trơn viên đạn.

  • Chia liều thuốc đặt trực tràng: mỗi loại thuốc đặt trực tràng được thiết kế khác nhau để đảm bảo mục đích điều trị. Cần liên hệ với dược sĩ để có thêm tư vấn về việc phân chia liều thuốc đặt trực tràng cho trẻ.

4. Tài liệu tham khảo

1. https://www.medicinesforchildren.org.uk/how-give-medicines-rectal-medicines-0
2. https://www.safemedication.com/how-to-use-medication/rectal-suppositories
3. https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=992&language=English

DS. Đỗ Thùy Anh – Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em