Trang chủ » Đào tạo » Lớp phương pháp nghiên cứu y học lâm sàng

Lớp phương pháp nghiên cứu y học lâm sàng

 

I. Giới thiệu
Trong những năm vừa qua, công tác nghiên cứu y học của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị tiên tiến của thế giới đã nhanh chóng được áp dụng vào Việt Nam, góp phần hạ thấp tỉ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hàng năm, có hàng ngàn công trình nghiên cứu cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước được thực hiện. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu Y học được xuất bản quốc tế còn ít. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là nhiều công trình nghiên cứu của chúng ta còn chưa đạt được những chuẩn mực quốc tế, từ các khâu xác định câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn và thiết kế phương pháp nghiên cứu, đến viết và trình bày báo cáo nghiên cứu, cũng như việc lựa chọn nhà xuất bản.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu y học ở nước ta, với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em đã tổ chức thành công nhiều khóa đào tạo “Phương pháp Nghiên cứu Y học lâm sàng”. Rất mong đây là một khóa học hữu ích cho các đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp trẻ, những người ham muốn làm công tác nghiên cứu khoa học.

II. Nội dung chương trình
1. Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học
2. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu
3. Tổng quan về các phương pháp NCYH
4. Phương pháp nghiên cứu thuần tập
5. Phương pháp nghiên cúu cắt ngang
6. Phương pháp chọn mẫu
7. Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng
8. Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
9. Phương pháp nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên
10. Thông báo 1 trường hợp và 1 loạt các trường hợp
11. Cách xây dựng một bệnh án nghiên cứu mẫu
12. Thảo luận và phân bài tập nhóm
13. Thống kê cơ bản
14. Hướng dẫn nhập số liệu bằng phần mềm Epidata
15. Hướng dẫn thực hành sử dụng phần mềm Epidata
16. Cách viết đề cương nghiên cứu
17. Phương pháp viết và trình bày một công trình nghiên cứu
18. Thảo luận về bài tập nhóm
19. Trình bày bài tập nhóm

III. Đội ngũ giảng viên
1. GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm hiện là giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, Chủ tịch hội phẫu thuật nhi khoa Việt Nam (VAPS), ủy viên thường vụ Hiệp hội Ngoại nhi Châu Á (AAPS), Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, giảng viên chính thức của Hội phẫu thuật nội soi nhi quốc tế (IPEG), Giáo sư danh dự trường Đại học Sydney.
Giáo sư đã tham gia giảng dạy đại học từ năm 1979 và sau đại học từ năm 2001, có 06 cuốn sách được xuất bản và 185 công trình khoa học đã được công bố trong nước và 32 công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí quốc tế. Ông là giảng viên của nhiều hội nghị, nhiều lớp tập huấn và hội nghị khoa học quốc tế.
Ông là người đầu tiên trên thế giới phẫu thuật nội soi điều trị teo trực tràng, điều trị thoát vị hoành ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp nội soi lồng ngực dưới máy thở cao tần tại khoa hồi sức tích cực, cắt màng ngoài tim qua nội soi lồng ngực trong điều trị viêm mủ màng ngoài tim, cắt gần hết tuỵ bằng nội soi ổ bụng để điều trị tăng insulin, cắt thận với 1 trocar, nối niệu quản – niệu quản bằng 1 trocar
Ông là chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ và thoát vị hoành bẩm sinh.
Ông là chủ nhiệm của 3 đề tài cấp Nhà nước, nhiều đề tài cấp Bộ. Ông đã và đang hướng dẫn 10 luận án tiến sĩ, 20 luận văn thạc sĩ và nhiều luận văn bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, II khác.

2. TS. BS. Trần Thanh Tú
TS Trần Thanh Tú hiện là trưởng khoa Điều trị tự nguyện A, Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Dịch tễ và Sức khỏe cộng đồng – Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em. Chị tốt nghiệp thạc sỹ khóa 1- năm 1995, trường ĐHYHN, BS điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi trung ương liên tục từ 1997-2007, được đào tạo tại Cộng hòa Pháp năm 2004-2005. Bác sĩ nội trú trường Đại học Y khoa Hà Nội, trường Đại học Strasbourg, cộng hòa Pháp
Tiến sĩ Trần Thanh Tú là giảng viên chính thức của chương trình APLS – chương trình cấp cứu được chuẩn hóa chung trong hệ thống cấp cứu Anh – Mỹ – Úc.
Từ năm 2006 chị tham gia nghiên cứu, phân tích sử lý số liệu các đề tài nghiên cứu khoa cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở do Bệnh viện Nhi Trung ương chủ trì.
Chị đã tham dự nhiều khóa đào tạo về phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảng dạy, phương pháp xử lý số liệu, dịch tễ học lâm sàng tại các cơ sở đào tạo Y khoa có uy tín, Chương trình đào tạo về thống kê, dịch tễ học lâm sàng được kết hợp giữa trường ĐHYHN và Chính phủ Hà Lan (2007), của tổ chức y tế thế giới WHO (2009), tham gia hội nghị Nhi khoa thế giới năm 2007 tại Hy Lạp, tham gia và báo cáo khoa học tại hội nghị Nhi khoa châu Âu tại Nice năm 2008, tham gia báo cáo tại hội nghi Nhi khoa Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore (2011).
Chị tham gia biên dịch cuốn “Thống kê Y học – phương pháp tiêp cận dễ dàng” do Nhà xuất bản Y học xuất bản năm 2010

3. TS. BS. Nguyễn Thị Diệu Thúy
TS. BS. Nguyễn Thị Diệu Thúy hiện là phó trưởng phòng Đào tạo – Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Giảng viên Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội.
TS. BS. Nguyễn Thị Diệu Thuý tốt nghiệp đại học Y Hà nội năm 1992, là cán bộ giảng dạy của Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Hà Nội, tham gia giảng dạy đại học từ năm 1997 và sau đại học từ năm 2007. Chị làm nghiên cứu sinh tại đại học Newcastle- Australia từ năm 2003 đến 2007.
Chị đã tham dự nhiều hội nghị trong nước và quốc tế về lĩnh vực Hô hấp, Hen và Dị ứng trong Nhi khoa. Tham gia báo cáo tại các hội nghị quốc tế về Hô hấp tại Australia, Newzeland và Canada. Chị là cộng tác viên của tạp chí Hô hấp châu Âu (Chest), có trên 11 công trình trong nước và quốc tế đã được công bố, tham gia biên soạn các giáo trình đại học và sau đại học của bộ môn Nhi- Trường Đại học Y- Hà Nội, tham gia hướng dẫn luận văn cho học viên sau đại học.

4. ThS. BS. Vũ Chí Dũng
Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu lâm sàng, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em.
ThS. BS. Dũng đã tham gia giảng dạy lâm sàng từ năm 2000, giảng dạy lý thuyết từ 2009 và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu: là tác giả chính và đồng tác giả của 15 bài báo quốc tế, 40 bài báo cáo tại các hội nghị quốc tế, 60 bài báo trong nước. Tham gia giảng dạy cho các bác sỹ sau đại học, sinh viên đại học Y Hà Nội; sinh viên Pháp, Thụy Điển tại Việt Nam và sinh viên Y của Mỹ tại Đại học Y, đại học St. Louis. Missouri, Hoa Kỳ năm 2006 – 2009. Bác sỹ được đào tạo tại các trung tâm y học nổi tiếng trên thế giới như: đại học tổng hợp, Đại học Y khoa Catholique của Lille, Cộng hòa Pháp 2001-2002, Trung tâm y học thuộc trường Y, Đại học tổng hợp St. Louis. MO, Hoa kì 2006-2009; Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne, Australia các năm 2001, 2005 và năm 2010. Anh hiện là trợ giảng danh dự trường đào tạo lâm sàng, đại học Sydney 2010 – 2013.

5. ThS. BS. Phạm Hồng Sơn
ThS. BS Phạm Hồng Sơn hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương, Nghiên cứu viên phòng Nghiên cứu Dịch tễ và Sức khỏe cộng đồng thuộc Viện Nghiên cứu SKTE
Thạc sĩ đã tham gia khóa đào tạo về phương pháp nghiên cứu lâm sàng tại trường Đại học California-San Francisco (UCSF), tham gia khóa học về dịch tễ và thống kê tại trường đại học Melbourne, Đơn vị Dịch tễ học lâm sàng và thống kê (CEBU) – Viện Nghiên cứu Nhi khoa Murdoch, Australia và nhiều khóa học về phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Phụ trách giảng dạy phần thống kê Y học cho nhiều khóa học về Phương pháp Nghiên cứu Y học do Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em tổ chức.

IV. Tài liệu

– Tài liệu chính: Do nhóm giảng viên biên soạn
– Tài liệu tham khảo:
1. Phương pháp viết và trình bày một nghiên cứu lâm sàng. NXB Y học. 2010
2. Thống kê Y học – phương pháp tiêp cận dễ dàng. NXB Y học. 2010
3. Nghệ thuật thuyết trình. NXB Trẻ. 2010
4. Phương pháp thiết kế các nghiên cứu lâm sàng. NXB Y học. 2011
V. Liên hệ

Phòng Tổng hợp – Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 04 627 38648 Fax: 04 627 38648



Chuyên mục: Đào tạo

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em