Y học thường thức – SK&BL Trẻ em
Tìm theo chuyên mục
-
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới (24/4/2023 – 30/4/2023): “The Big Catch Up – Bắt kịp”
“Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới” được tổ chức hàng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4, nhằm thúc đẩy việc sử dụng vắc xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới. Tuần lễ tiêm chủng năm 2023 có chủ đề “The Big Catch Up - Bắt kịp”, nhằm thúc đẩy việc tiêm đuổi, tiêm bù để mỗi cá thể và mọi người bị lỡ mũi tiêm vắc xin đều được tiếp cận đủ với vắc xin để tăng hiệu quả bảo vệ và dự phòng. Xem tiếp
-
Bé gái sinh cực non người Kenya được nuôi dưỡng thành công
Chăm sóc và điều trị trẻ sinh cực non (extremely preterm - trẻ sinh non dưới 28 tuần) vẫn luôn là một thách thức trong lĩnh vực hồi sức sơ sinh. Vừa qua, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị thành công em bé người Kenya 800gr sinh non lúc 26 tuần tuổi (thai IVF) có suy hô hấp, viêm ruột, nhiễm khuẩn sơ sinh nặng. Hiện tại ,trẻ có thể tự bú mẹ, sức khoẻ ổn định và được ra viện. Xem tiếp
-
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên – Những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con
Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, mà có khi còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này. Vì vậy, hướng dẫn cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm của trẻ vị thành niên là cần thiết. Xem tiếp
-
Sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt
Bỏng là một chấn thương hay vết thương do yếu tố vật lý (nhiệt nóng, lạnh), hóa học (acid, bazơ), bức xạ gây nên dẫn đến huỷ hoại da và tổ chức dưới da. Là tai nạn thường gặp trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân gây nên, thường gặp trong đời sống hàng ngày và các hoạt động vui chơi giải trí. Xem tiếp
-
Kịp thời điều trị cho bé gái 3 tháng tuổi bị nhỏ nhầm acid vào miệng
Mới đây, các bác sĩ Đơn vị Bỏng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận điều trị cho bé gái M.A 3 (tháng tuổi) bị bỏng khoang miệng độ III do người nhà nhỏ nhầm lọ thuốc Acid trichloracetic 80% để cho bé uống, thay vì lấy lọ thuốc Aquadetrim (Vitamin D3) bé đang dùng hàng ngày. Xem tiếp
-
Chủ động phòng ngừa lây nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV cho trẻ
Thời điểm giao mùa xuân – hè kèm theo thời tiết nồm ẩm khiến virus RSV phát triển mạnh. Virus này gây bệnh đường hô hấp dưới và viêm phổi ở trẻ với khả năng lây lan mạnh. Trong 1 tháng trở lại đây, số ca nhập viện vì RSV tại Bệnh viện Nhi Trung ương có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá hoang mang, thay vào đó hãy chủ động cập nhật kiến thức về dấu hiệu bệnh, cách phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV cho trẻ, cũng như kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển nặng. Xem tiếp
-
Cảnh báo gia tăng trẻ nhập viện do hen phế quản thời điểm giao mùa
Những ngày gần đây, thời tiết tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi khiến các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là hen phế quản ở trẻ em tăng cao. Xem tiếp
-
Bệnh thủy đậu vào mùa – Phụ huynh nên nắm các thông tin cần thiết để theo dõi, chăm sóc và phòng bệnh cho con
Thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm thường xuất hiện dịch bệnh thủy đậu (dân gian gọi trái rạ) ở trẻ em. Đây là bệnh truyền nhiễm nhưng lành tính, không có triệu chứng nặng nề, tuy nhiên rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc phỏng nước, có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não.... nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Xem tiếp
-
Đồng hành cùng gia đình hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển toàn diện
Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ chính là bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng, thầy cô giáo và bạn bè của con. Cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ hàng ngày, hiểu từng thói quen, sở thích của trẻ, là sợi dây kết nối trẻ với thế giới bên ngoài. Có thể nói, cha mẹ chính là nhân tố quan trọng nhất giúp trẻ tự kỷ nâng cao chất lượng cuộc sống, sớm hoà nhập với cộng động và có một tương lai tốt đẹp. Xem tiếp