Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Điều trị thành công tiểu đường sơ sinh có đột biến gen ABCC8 và KCNJ11 bằng thuốc uống Glibenclamide thay thế cho insulin tiêm

Điều trị thành công tiểu đường sơ sinh có đột biến gen ABCC8 và KCNJ11 bằng thuốc uống Glibenclamide thay thế cho insulin tiêm

Nhóm tác giả: Cấn Thị Bích Ngọc, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Thị Hoàn, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Khánh
I. Đặt vấn đề
Đái tháo đường sơ sinh (ĐTĐ bẩm sinh) là tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát được biểu hiện trong 6 tháng đầu sau đẻ, là một rối loạn hiếm gặp với tỷ lệ 1/215000 – 1/500 000 trẻ sơ sinh đẻ sống [3] và xấp xỉ 50% biểu hiện bệnh trong 4 tuần đầu sau đẻ. Bệnh có thể là tạm thời đôi khi tái phát hoặc cố định suốt đời. Năm 1852, Kitsell [5] lần đầu mô tả biểu hiện lâm sàng của rối loạn này ở con trai mình[3]. Hutchinson và cs [9] lần đầu tiên phân biệt thể ĐTĐ cố định với thể ĐTĐ tạm thời, tái phát. Theo Muhlendahl và Herkenhoff [5], tỷ lệ cao trẻ bị ĐTĐ tạm thời bị tái phát và tiến triển đến ĐTĐ typ 2 sau khi có biểu hiện bệnh nhiều năm.
Nguyên nhân của ĐTĐ sơ sinh là di truyền không đồng nhất, hoạt động bài tiết không bình thường dẫn đến mất chức năng của tuyến tụy hay đảo tụy, giảm số lượng tế bào beta thứ phát, tăng phá huỷ tế bào beta, và rối loạn chức năng tế bào beta, làm hạn chế bài tiết insulin.
Nguyên nhân phổ biến của ĐTĐ cố định từ thời kỳ sơ sinh là đột biến dị hợp tử ở KCNJ11, gen mã hoá Kir6.2, gen cấu thành cấu trúc dưới nhóm của kênh KATP ở tế bào beta đảo tụy [2]. Đột biến KCNJ11 chiếm khoảng 50% các trường hợp ĐTĐ cố định thời kỳ sơ sinh [2] và cũng có thể gây nên ĐTĐ sơ sinh tạm thời, mặc dù ở hầu hết bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời là do bất thường của vùng ảnh hưởng sâu sắc trên chromosome 6q24. Kir6.2 kết hợp với receptor sulphorylurea SUR1 (ABCC8) thành kênh KATP của tế bào beta đảo tuỵ vì vậy đột biến ABCC8 cũng có thể gây nên đái đường sơ sinh [2].
Kênh KATP của tế bào beta là một phức hợp gồm 8 phân tử protein ở vùng dị nhiễm sắc của Kir6.2 và SUR1 [2]. 4 dưới nhóm của Kir6.2 tạo thành 1 lỗ ở trung tâm của 3 phân tử protein, và chúng được bao quanh bởi 4 dưới nhóm SUR1 điều hoà có chức năng điều chỉnh việc đóng mở của lỗ.
Chuyên mục: Nghiên cứu khoa học

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em