Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Hướng dẫn bảo quản và sử dụng sữa mẹ cho trẻ đang điều trị tại khoa điều trị tích cực ngoại khoa

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng sữa mẹ cho trẻ đang điều trị tại khoa điều trị tích cực ngoại khoa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và phòng tránh bệnh tật. Lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ đẻ. Tuy nhiên khi không có sữa mẹ đẻ, trẻ có thể sử dụng sữa từ nguồn sữa mẹ hiến tặng được cung cấp từ Ngân hàng sữa mẹ. Sữa mẹ thanh trùng an toàn, không chứa bất kỳ chất bảo quản nào mà vẫn giữ gần như nguyên vẹn các chất dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng và thành phần miễn dịch.

Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ mắc bệnh nếu ăn sữa từ người mẹ có HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, các bệnh virus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác mà đang không được điều trị ổn định như áp xe vú, tổn thương Herpes trên ngực… Do đó, người nhà của trẻ không nên tự ý cho trẻ ăn các sữa mẹ của các mẹ không rõ tình trạng sức khỏe hoặc không đảm bảo.

Trong bệnh viện, cho trẻ ăn sữa mẹ được khuyến khích giúp nâng cao sức đề kháng cũng như duy trì và bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên do tình trạng bệnh nặng, một số trẻ được nằm điều trị cách ly tại các khoa hồi sức không có bố mẹ ở cùng trẻ nên không thể bú mẹ trực tiếp. Khi đó, mẹ của trẻ phải vắt sữa ra bình hoặc túi để gửi vào khoa, các điều dưỡng sẽ cho trẻ ăn. Người nhà trẻ và nhân viên y tế cần biết một số thông tin về cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ cho trẻ khi nằm viện, như sau:

1. Thông tin về sữa gửi cho trẻ

Trước khi gửi sữa cho trẻ khi đang nằm cách ly ở các đơn vị hồi sức, người nhà trẻ chú ý các bình hoặc túi sữa của trẻ cần ghi các thông tin:

1. Họ tên trẻ

2. Loại sữa mẹ gửi cho trẻ là:

  • Sữa mới vắt
  • Sữa đã được trữ đông, thành dạng đá
  • Sữa đã để trong ngăn mát của tủ lạnh

2. Cách sử dụng sữa mẹ sau khi để tủ lạnh (ngăn mát hoặc trữ đông)

Cách 1: Để sữa ra ngoài nhiệt độ phòng trước khi ăn 30 – 35 phút

Cách 2: Ngâm trong nước ấm 37 độ (tỷ lệ : 1 phần nước sôi và 2 phần nước lạnh) trong trường hợp cần dùng ngay

***Chú ý: Không hâm sữa trong lò vi sóng, không đun nóng sữa

3. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ

Nhiệt độ phòng (từ 19°C đến 26°C) Tủ lạnh (4°C) Tủ đông (-20°C)

Sữa mẹ mới vắt

  • Lý tưởng nhất là sử dụng ngay sau vắt
  • ≤ 4 giờ để ngoài nhiệt độ phòng
    • ≤  4 ngày
  • Lý tưởng 3 tháng
  • Tốt nhất  ≤ 6 tháng
  • Chấp nhận được ≤ 12 tháng (cần bổ sung thêm vitamin cho trẻ)

Trữ đông trước đó, rã đông trong tủ lạnh, nhưng chưa  hâm nóng

≤ 4 giờ ≤ 24 giờ  Không tái trữ đông lại
Trữ đông trước đó và đã để nhiệt độ phòng Dùng luôn ≤ 4 giờ  Không tái trữ đông lại

Sữa trẻ đã uống

Bỏ phần thừa Không tái trữ lạnh (nên bỏ đi)  Không tái trữ đông (nên bỏ đi)

Sữa mẹ hiến tặng thanh trùng sau khi đã rã đông chậm từ ngăn mát tủ lạnh

≤ 4 giờ ≤ 24 giờ  Không tái trữ đông lại

Đoàn Thị Dung – Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa
Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em