Trang chủ » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Hướng dẫn sử dụng các thuốc uống dạng lỏng

Hướng dẫn sử dụng các thuốc uống dạng lỏng

I. Một số khái niệm cơ bản

Thuốc uống dạng lỏng bao gồm các chế phẩm như dung dịch, hỗn dịch, siro và elixir. Các thuốc này đa số được sử dụng cho trẻ em, tuy nhiên vẫn có thể được sử dụng cho người lớn gặp các khó khăn trong việc nuốt nguyên viên nén hoặc viên nang. Cũng có một số thuốc chỉ có dạng thuốc lỏng mà không có dạng viên.

Đơn vị đo lường liều thuốc uống:

  • Chỉ sử dụng các dụng cụ chính xác như xy-lanh, cốc chia vạch, thìa chia vạch chuyên dụng để chia liều thuốc uống cho trẻ. Trên các dụng cụ này sẽ có các vạch tương ứng với số mililit hoặc miligam thuốc tương ứng với liều thuốc cho trẻ.

Các dụng cụ chia liều thuốc uống:

  • Luôn luôn phải sử dụng dụng cụ chia liều khi cho trẻ uống thuốc. Ưu tiên dùng những dụng cụ đi kèm với chế phẩm và không nên sử dụng những dụng cụ đong của các chế phẩm khác. Trong trường hợp không có dụng cụ, người nhà nên quay lại nhà thuốc để được tư vấn loại dụng cụ đong phù hợp nhất.
  • Có 3 loại dụng cụ chia liều thuốc, bao gồm: Xy-lanh, cốc chia vạch và thìa chia vạch. Dùng dụng cụ đong riêng cho mỗi loại thuốc của trẻ.

II. Hướng dẫn sử dụng thuốc uống dạng lỏng

1. Hướng dẫn sử dụng cốc chia vạch

Bước 1 Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi sử dụng
Bước 2 Lắc đều lọ thuốc
Bước 3 Đặt cốc chia vạch xuống một bề mặt phẳng (mặt bàn, tủ,…), đặt mắt nhìn thẳng vạch chia
Bước 4 Rót thuốc vào cốc đến đúng vạch chỉ giá trị cần lấy. Nên dùng bút đánh dấu lại vạch đó để tiện sử dụng sau này
Bước 5 Cho trẻ uống thuốc, đảm bảo trẻ uống hết chỗ thuốc trong cốc

Lưu ý tuỳ lượng thuốc mà trẻ có thể không uống hết trong 1 ngụm. Nếu thuốc dính cốc nhiều, có thể tráng bằng nước và cho trẻ uống để đảm bảo đủ liều dùng

Bước 6 Rửa tay bằng xà phòng và đóng chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng

2. Hướng dẫn sử dụng chìa chia vạch

Bước 1 Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi sử dụng
Bước 2 Lắc đều lọ thuốc
Bước 3 Cầm thìa chia vạch theo hướng thẳng đứng lên trên, đặt mắt ngang vạch chia
Bước 4 Rót thuốc vào thìa đến đúng vạch chỉ giá trị cần lấy. Nên dùng bút đánh dấu lại vạch đó để tiện sử dụng sau này.
Bước 5 Cho trẻ uống thuốc, đảm bảo trẻ uống hết chỗ thuốc trong thìa.

Lưu ý tuỳ lượng thuốc mà trẻ có thể không uống hết trong 1 ngụm. Nếu thuốc dính thìa nhiều, có thể tráng bằng nước và cho trẻ uống để đảm bảo đủ liều dùng

Bước 6 Rửa tay bằng xà phòng và đóng chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng

3. Hướng dẫn sử dụng xy-lanh

Bước 1 Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi sử dụng
Bước 2 Lắc đều lọ thuốc
Bước 3 Cẩn thận hút thuốc vào bơm đến vạch chỉ giá trị cần lấy. Nên dùng bút đánh dấu lại vạch đó để tiện sử dụng sau này.

Lưu ý không hút thuốc đầy đến tận đầu của bơm.

Bước 4 Dùng tay gõ vài lần vào thân bơm để đuổi bọt khí, lưu ý đuổi hết bọt khí để đảm bảo đúng liều sử dụng.
Bước 5 Đưa bơm vào miệng trẻ, phần đầu bơm hướng vào phía má trong.
Bước 6 Đẩy bơm từ từ, đủ thời gian cho trẻ nuốt thuốc. Đẩy nhanh quá có thể làm trẻ nôn trớ.

Lưu ý không bơm thuốc trực tiếp vào họng của trẻ.

Bước 7 Rửa tay bằng xà phòng và đóng chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng

III. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc uống dạng lỏng

  • Không được cho trẻ uống thuốc trực tiếp từ chai.
  • Không sử dụng các vật dụng tại nhà để đong thuốc cho trẻ. Các vật dụng này thường không đồng đều về kích thước và có khả năng làm sai lệch liều được kê cho trẻ.

IV. Tài liệu tham khảo 

  1. https://www.medicinesforchildren.org.uk/how-give-medicines-liquid-medicine-0
  2. https://www.safemedication.com/how-to-use-medication/liquid-medications

DS Đỗ Khắc Huy – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em