Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả thay máu cho trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do trong máu

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả thay máu cho trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do trong máu

Chủ nhiệm đề tài:      BS CKII Trần Liên Anh – Khoa Sơ sinh 

                                        Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tóm tắt

Mục đích tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng, mức độ vàng da, nồng độ bilirubin và tỉ lệ B/A (bilirubin/albumin) , có khả năng liên quan tới tổn thương não của 145 trẻ sơ sinh được thay máu tại khoa sơ sinh . Đánh giá bước đầu kết quả thay máu.

Phương pháp nghiên cứu: Chẩn đoán vàng da dựa vào quan sát mức độ vang da trên lâm sàng, định lượng nồng độ bilirubin huyết thanh, tỉ lệ B/A. Chỉ định thay máu theo phác đồ của Charles cho trẻ đủ tháng khi bilirubin TP máu là 25-29 mg/dl, B/A= 8, cho trẻ đẻ non khi bilirubin TP máu là 18-20 mg/dl và B/A= 7,2. Thay máu 2 thể tích (160 ml/kg) được áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nghiên cứu tập trung vào tuổi nhập viện( tuổi được thay máu), mức độ vàng da quan sát đượic trên lâm sàng, những yếu tố nguy cơ dẫn tới tổn thương não và mối liên quan giữa tăng nồng độ bilirubin , tỉ lệ B/A với các dấu hiệu nghi vàng nhân não( VNN). Nghiên cứu theo dõi lâu dài dựa vào test đánh giá phát triển  trẻ em của Denver vào lúc trẻ được 3,6,9 tháng sau xuất viện.

Kết quả: trong thời gian từ 5/2001-5/2002 có 145/513 (28,2%) trẻ sơ sinh vàng da nặng được thay máu. Tuổi thay máu đa phần vào lúc 4-6 ngày sau đẻ; 62,1 % trẻ thay máu là không do bất đồng hệ ABO mẹ –con; không có trường hợp nào bất đồng Rh. Nồng độ bilirubin máu trung bình trước thay máu là 31,6 ± 7,27 mg/dl ( 20,2 => 53,3 mg/dl). Tỉ lệ B/A trung bình trước thay máu là 9,1 ± 2,93 (5,6 => 17,9). 62,5 % trẻ trước thay máu đã có các dấu hiệu thần kinh nghi có VNN. Có sự tương quan thuận giữa tăng nồng độ bilirubin máu, tăng tỉ lệ B/A trước thay máu với các dấu hiệu nghi có tổn thương não. Tỉ lệ cứu sống nhờ thay máu là 97,1 %; không gặp tai biến trong thay máu; 75% trẻ có kết qủa tốt (phát triển phù hợp tháng tuổi) theo đánh giá bằng test Denver lúc 9 tháng tuổi. Có sự tương quan nghịch giữa mức độ vàng da nặng với triệu chứng thần kinh nghi VNN, nồng độ bilirubin máu cao, đặc biệt tỉ lệ B/A cao trước thay máu với tỉ lệ trẻ phát triển tốt (theo test Denver).

Kết luận: Tỉ lệ trẻ sơ sinh vàng da nặng phải thay máu còn cao (28,2%) so với các thông báo của thế giới). Kết quả tốt sau thay máu phụ thuộc một số yếu tố: (1) vàng da nặng do phát hiện muộn (2) đã có các triệu chứng thần kinh nghi VNN; (3) có nồng độ bilirubin máu cao, đặc biệt là tỉ lệ B/A cao trước thay máu.

Chuyên mục: Nghiên cứu khoa học

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em