Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Rèn kỹ năng viết tay cho bé

Rèn kỹ năng viết tay cho bé

Cha mẹ có thể giúp bé phát triển sớm các kỹ năng này để trẻ thêm vững tin khi bước vào giai đoạn đến trường.

Viết tay là một phần quan trọng của quá trình học và là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Cha mẹ có thể giúp bé phát triển sớm các kỹ năng này để trẻ thêm vững tin khi bước vào giai đoạn đến trường.

(Ảnh minh hoạ)

Tại sao kỹ năng viết tay lại quan trọng ?
Mặc dù rất nhiều trẻ em và người lớn sử dụng máy tính và máy tính bảng ở nhà, ở trường và trong công việc, song kỹ năng viết tay thực sự rất quan trọng.
Những đứa trẻ có khả năng viết trơn tru và rõ ràng thì chắc chắn việc ghi lại các suy nghĩ và ý tưởng sẽ tốt hơn. Kỹ năng viết tay tốt khiến các ý tưởng trong đầu cũng dễ dàng tuôn trào hơn. Hơn nữa, bọn trẻ cũng cần phải viết tay khi làm bài tập về nhà, bài kiểm tra và bài luận.
Chúng ta cũng cần sử dụng kỹ năng này để thực hiện một số công việc như làm thiếp sinh nhật, khai hồ sơ và ký vào các tài liệu cần thiết.
Trẻ học viết như thế nào ?
Viết tay là một kỹ năng phức tạp. Để học kỹ năng này thì các kỹ năng vận độngtinh, ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ và sự tập trung của trẻ đều phải tốt. Các bé cần được rèn luyện và làm theo các hướng dẫn.
Quá trình học viết diễn ra từ từ, khởi đầu bằng những nét nguệch ngoạc, vẽ tranh sau đó chuyển đến viết chữ cái và viết từ.
Cha mẹ có thể khuyến khích bé hình thành niềm yêu thích với viết lách bằng cách động viên con vẽ tranh, vẽ chữ và viết. Điều này giúp những trẻ bé làm quen với nhiệm vụ viết khi đi học.
Khi trẻ viết tay trái
Hầu hết con trẻ lựa chọn viết và vẽ bằng tay phải. Tuy nhiên, một số bé thì sử dụng tay trái. Điều này là bình thường. Nếu con thuận tay trái thì cũng không nhất thiết bắt buộc bé phải chuyển tay phải.
Trẻ viết bằng tay trái có thể khó nhìn thấy chữ viết của mình bởi vì cánh tay của bé đã che ngang khổ giấy. Vậy chỉ cần đặt tờ giấy chếch sang một bên để góc tay trái ở vị trí cao nhất là bé có thể dễ dàng nhìn thấy những nét chữ và nét vẽ của mình rồi.
Trẻ nhỏ: vẽ và các kỹ năng viết ban đầu
Vẽ là bước đầu tiên học viết của trẻ ở lứa tuổi tập di. Thông thường, trẻ khoảng 2 tuổi bắt đầu có hứng thú vẽ bằng bút sáp hoặc phấn vẽ
Sau đây là một số gợi ý khơi dậy niềm yêu thích của bé đối với vẽ và “viết”:Chuẩn bị sẵn bút màu và giấy, phấn, bảng và các đồ vật tiện dụng. Những mẩu phấn hoặc mẩu bút chì màu sẽ giúp bé học cách giữ chặt đồ vật bằng các đầu ngón tay. Như vậy là trẻ học được cách cầm một chiếc bút chì.
• Khuyến khích trẻ vẽ những gì làm bé hứng thú. Ví dụ, nếu bé thích các con côn trùng, bố mẹ có thể vẽ một con rết và bé có thể vẽ thêm vào đó những cái chân. Hoặc vào một ngày trời mưa, mẹ vẽ các đám mây to để bé thêm vào bức tranh những chấm nhỏ như hạt mưa đang rơi xuống.
• Hãy tạo ra cho bé nhiều hoạt động để rèn các kỹ năng vận động của trẻ như siết chặt, cầm nắm và sử dụng đôi bàn tay. Mẹ có thể bày trò xâu hạt vòng,dùng bột nặn tạo các hình khối, xây nhà và xếp hình Lego. Chính những trò chơi này giúp trẻ phát triển cơ bàn tay, là điều mà con cần để cầm bút viết khi đi học.
• Dựng phần mặt phẳng vẽ tranh của bé trên giá đỡ để bé tập tạo các nét vẽ xuống. Việc làm này sẽ hỗ trợ khả năng viết của con sau này.

• Tránh không dùng bút dạ và bút chì vì khi cơ bàn tay chưa phát triển, trẻ nhỏ khó có thể giữ hai loại này.
Tập viết tay cho trẻ giai đoạn trước khi đi học:
Trong giai đoạn này, bé thường bắt đầu vẽ các nét ngang, nét dọc và các đường tròn. Bé yêu của bạn thậm chí có thể nghuệch ngoạch thành hình người hoặc các đồ vật từ những đường thẳng và các hình khối. Đây cũng là lúc trẻ có thể bắt đầu học các chữ cái.
Vẽ nhiều sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết để tập viết chữ:
• Dạy con sử dụng các mẩu bút màu và phấn cho tới khi bé biết dùng ngón tay và ngón cái để giữ bút chì.
• Khuyến khích con vạch các đường thẳng đơn giản từ đầu trang đến cuối trang, từ lề trái sang lề phải tờ giấy. Trong quá trình này, có thể sáng tạo ra một câu chuyện để cuốn hút trẻ tham gia. Ví dụ “ Bây giờ con hãy kẻ những đường thẳng để giúp cô gái này tìm ra nhà của mình nhé”. Khuyến khích bé nhìn vào bút màu và vẽ từ đầu đến cuối.

• Tập vẽ các vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ đầu trang giấy. Đây là một cách chúng ta luyện chữ cái.
• Khi con đã sử dụng bút màu và bút chì thành thạo hơn, hãy khuyến khích bé vẽ ngườihình que sau đó trưng bày những tác phẩm của bé trên tủ lạnh hoặc trên tường. Bé sẽ cảm thấy tự hào và vô cùng phấn khích.
• Giúp con nhận diện và viết tên mình, bắt đầu bằng viết in hoa chữ cái đầu tiên của tên bé. Khuyến khích con tô theo các chữ cái có trong tên mình rồi sau đó tự viết chúng. Ban đầu, có thể mẹ sẽ phải cầm tay của trẻ để hướng dẫn bé cách đưa nét.
• Giúp con học thứ tự bảng chữ cái. Có thể làm điều này bằng cách vừa đọc chữ cái vừa vỗ tay .
• Tạo cho bé cơ hội viết và vẽ với những chất liệu khác nhau. Ví dụ: vẽ đường thẳng trên cát hoặc bùn, vẽ chữ cái bằng ngón tay, tạo ra các hình 3D khi chơi bột nặn, v.v…Chụp lại những tác phẩm của bé nếu mẹ muốn in và trưng bày.

Rèn viết tay khi trẻ đến trường
Trong suốt 2 năm đầu đi học, bé sẽ học được cách
• Viết chữ cái
• Nhận diện và đánh vần trôi chảy các từ hay dùng.
• Tạo khoảng cách giữa các con chữ
• Viết về những sự kiện thân thuộc
Giai đoạn này, các bé phát triển khả năng viết tay ở những mức độ khác nhau, nhưng đa số trẻ đều thành thục các kỹ năng cơ bản trong vòng 2 năm học đầu tiên ở trường. Từ năm thứ 2 trở đi, bé sẽ được dạy cách viết những câu phức tạp hơn và viết về những trải nghiệm của mình.
Sau đây là một số bí quyết để các bậc cha mẹ khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng viết tay:

Cho bé chỗ để ngồi viết ở nhà. Con cần một chiếc ghế chắc chắn và một mặt phẳng ngang tầm rốn. Nếu bàn bếp quá cao, bạn có thể sử dụng đệm kê mông hoặc cho bé ngồi lên ghế cao hơn, kết hợp dùng dụng cụ đỡ hai bàn chân của bé.
Giúp con viết chữ cái bằng cách viết mờ và yêu cầu bé tô lại theo nét chữ của bạn. Chỉ cho con bắt đầu đặt bút từ điểm nào.

Đọc tên các chữ cái và tập đọc các chữ này với con khi bé đang vẽ hoặc tô chữ.
Tận dụng các cơ hội để luyện bé tập viết. Ví dụ: nhờ con bổ sung các danh mục đồ cần mua khi đi chợ, viết thư cho ông bà, viết thiếp chúc mừng sinh nhật …
Biến việc luyện viết chữ trở thành trò chơi vui vẻ. Dùng gậy vạch các chữ cái thật to trên sàn hoặc trên bờ biển và xếp các chữ cái này bằng vỏ sò.

Các dấu hiệu cho thấy bé gặp khó khăn với việc tập viết

Học kỹ năng viết là quá trình kết hợp các kỹ năng, khả năng và sựam hiểu ngôn ngữ. Nếu bé yêu gặp khó khăn với một trong những kỹ năng trên thì việc học viết của bé có thể sẽ khó khăn:
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết:
• Đã vào lớp một nhưng vẫn đổi tay liên tục lúc viết hoặc vẽ. Thông thường, đa số trẻ dưới 6 tuổi đã thích dùng một tay để vẽ, tuy nhiên, một số học sinh bắt đầu đi học khi kỹ năng này còn chưa hình thành.
• Viết chậm hoặc rất khó để vẽ đúng các chữ cái. Con của bạn có thể cần hỗ trợ phát triển các kỹ năng vận động để từ đó bé có thể cử động bàn tay linh hoạt hơn.
• Cách cầm bút của trẻ khác lạ so với cách được dạy hoặc không thể giữ chặt bút. Không giữ bút chặt làm hạn chế tốc độ viết của bé, khiến trẻ khó hoàn thành công việc theo dự kiến.
• Không tỏ ra thích thú hoặc né tránh vẽ và viết. Bé yêu rất có thể mất dần hứng thú viết nếu con không tự tin trong việc vẽ tranh hoặc khi con viết không tốt như các bạn.
• Chữ viết lộn xộn. Chữ viết lộn xộn, thể hiện bằng các chữ cái viết ngược, viết không đủ nét, chữ to nhỏ không đều, viết lệch dòng, khoảng cách thất thường giữa các chữ cái hoặc các từ.
• Bé có vẻ không nghe theo hướng dẫn của giáo viên trong khi học viết. Điều này có nghĩa là con bạn không có khả năng tập trung chú ý hoặc hiểu lời của cô giáo.
Nếu cha mẹ nhận ra các biểu hiện này, có khả năng là con bạn không nhìn rõ chữ trên bảng, trong vở hoặc trong sách, hoặc bé cần được hỗ trợ đặc biệt để không bị tụt hậu trong sự phát triển kỹ năng viết.

Lê Mai (biên dịch)

Theo Raising the children 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em