Trang chủ » Bản tin thông tin thuốc » Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp đường tĩnh mạch cho trẻ em

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp đường tĩnh mạch cho trẻ em

Tăng huyết áp cấp là tình trạng xảy ra thường xuyên trên bệnh nhi nội trú, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới cơn tăng huyết áp kịch phát với tỷ lệ tử vong cao. Ở người lớn, tăng huyết áp cấp thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp nguyên phát không được kiểm soát, trong khi ở trẻ em tình trạng này thường là thứ phát 1. Trong tình huống này, các thuốc điều trị tăng huyết áp truyền tĩnh mạch liên tục thường được ưu tiên sử dụng hơn so với đường tiêm nhanh hoặc đường uống, nhằm mục tiêu giảm huyết áp dần dần và tránh hạ huyết áp đột ngột 2.

1. Đại cương về tăng huyết áp cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp cấp tính nghiêm trọng (acute severe hypertension) chưa rõ ràng và có sự khác biệt giữa các hướng dẫn điều trị: (a) ≥ 30mmHg so với 95th bách phân vị (theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2017), (b) > 20% so với giới hạn chẩn đoán tăng huyết áp độ 2 (theo Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu năm 2016). Tuy nhiên, cả hai hướng dẫn điều trị đều đề cập đến việc trẻ có thể có các triệu chứng rối loạn chứng năng cơ quan đích kể cả khi huyết áp thấp hơn ngưỡng chẩn đoán 3,4.

Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp cấp là giảm huyết áp kịp thời nhưng từ từ. Mục tiêu hiện tại được khuyến cáo là giảm huyết áp động mạch trung bình không quá 25% trong vòng 8 – 12 giờ đầu tiên và giảm về ngưỡng bình thường trong vòng 48 – 72 giờ 1. Hạ huyết áp quá nhanh có thể dẫn tới thiếu máu cục bộ cơ quan, giảm tưới máu não, đột quỵ và thậm chí gây tử vong.

2. Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cho trẻ em

2.1. Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp đường uống

Trong một số trường hợp tăng huyết áp cấp ít nghiêm trọng hoặc khó đặt đường truyền tĩnh mạch, có thể sử dụng một số thuốc hạ huyết áp đường uống. Một số thuốc có thể sử dụng bao gồm: nifedipin dạng giải phóng nhanh, hydralazin, minoxidil…1

2.2. Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp đường tĩnh mạch

Các thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp cấp tính ở trẻ em. Thuốc được khuyến cáo sử dụng đầu tay là labetalol hoặc nicardipin, khởi đầu từ liều thấp nhất và hiệu chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân. Hydralazin và nitroprusside ít được ưu tiên hơn do hydralazin có thời gian khởi phát chậm hơn, thời gian tác dụng dài hơn trong khi nitroprusside có nguy cơ gặp độc tính cyanide 5.

Trong một số trường hợp như người bệnh bệnh thận mạn, quá tải dịch, suy tim sung huyết, phù phổi, có thể cần phối hợp thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi tiểu (VD: furosemid đường tĩnh mạch) để tăng tác dụng 3.

Bảng 1. Một số thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch 5

Nicardipin 6

Nicaridipin là thuốc duy nhất trong số các thuốc kể trên được đăng ký tại Việt Nam và được sử dụng phổ biến trên lâm sàng.

Liều dùng:

Liều khởi đầu bolus 30 µg/kg (không bắt buộc), tối đa 20mg/liều

Liều duy trì truyền tĩnh mạch liên tục: khởi đầu 0.5 – 1 µg/kg, điều chỉnh theo đáp ứng điều trị, tăng tốc độ truyền mối 15 – 30 phút (nếu cần), tối đa 4 – 5 µg/kg/phút.

Tác dụng không mong muốn quan trọng:

  • Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim: phản xạ nhịp tim nhanh có thể dẫn tới đau thắt ngực và/hoặc nhồi máu cơ tim trên một số bệnh nhân
  • Hạ huyết áp quá mức, ngất
  • Phù ngoại biên
  • Nhịp tim nhanh

Tài liệu tham khảo

1. Webb TN, Shatat IF, Miyashita Y. Therapy of acute hypertension in hospitalized children and adolescents. Curr Hypertens Rep. Apr 2014;16(4):425. doi:10.1007/s11906-014-0425-0
2. Dhochak N, Lodha R. Acute Severe Hypertension in Children: An Ongoing Search for Therapeutic Agent of Choice. Indian J Pediatr. Jan 2022;89(1):1-2. doi:10.1007/s12098-021-04036-5
3. Flynn JT, Kaelber DC, Baker-Smith CM, et al. Clinical Practice Guideline for Screening and Management of High Blood Pressure in Children and Adolescents. Pediatrics. Sep 2017;140(3)doi:10.1542/peds.2017-1904
4. Lurbe E, Agabiti-Rosei E, Cruickshank JK, et al. European Society of Hypertension guidelines for the management of high blood pressure in children and adolescents. J Hypertens. Oct 2016;34(10):1887-920. doi:10.1097/HJH.0000000000001039
5. Flynn JT. Initial management of hypertensive emergencies and urgencies in children. Wolters Kluwer; 2025. Accessed 25/5/2025.
6. UptoDate. Nicardipin: Pediatric drug information. Wolters Kluwer; 2025. Accessed 25/5/2025.

Biên tập: DS. Lê Thị Nguyệt Minh, DS. Nguyễn Việt Anh
Khoa Dược – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Bản tin thông tin thuốc

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em
Thông tin hữu ích khác