Y học thường thức – SK&BL Trẻ em
Tìm theo chuyên mục
-
Trẻ tự kỷ bước vào tuổi dậy thì cần tình yêu thương bình đẳng như những đứa trẻ khác
Nếu như đối với các trẻ khác, dậy thì là giai đoạn bản thân trẻ tích luỹ nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống, khả năng tư duy, phân tích những tình huống của trẻ ngày một phát triển, thì đối với trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, giai đoạn dậy thì của trẻ là lúc mà cha mẹ, người chăm sóc và những người lớn xung quanh trẻ là cần học, tìm hiểu và trang bị kiến thức để đối phó với những thay đổi sinh lý của con/em mình Xem tiếp
-
Phẫu thuật thành công cho bé trai 17 ngày tuổi có khe hở sọ mặt phức tạp rất hiếm gặp, gây biến dạng hoàn toàn 1 nửa khuôn mặt
Vừa qua các bác sĩ khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công cho bé trai 17 ngày tuổi (ở Sơn La) mắc dị tật khe hở mặt phức tạp Tessier 3,4,5,6, gây biến dạng nặng nề 1 nửa khuôn mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ quan của trẻ. Đây cũng là em bé sơ sinh nhỏ tuổi nhất tính đến thời điểm hiện tại được thực hiện phẫu thuật tạo hình khe hở mặt phức tạp tại Việt Nam. Xem tiếp
-
Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ hoà nhập và phát triển tốt
Đó là nội dung chính được đề cập trong buổi tập huấn nâng cao năng lực cán bộ Công tác xã hội trong can thiệp đối với trẻ tự kỷ được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Trung Ương vào sáng ngày 13/11/2022. Theo đó, trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ nếu được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội tham gia giáo dục hoà nhập, tăng khả năng hoà nhập cộng đồng, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội Xem tiếp
-
Bệnh Whitmore – Những thông tin cần biết
Bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 và đến hiện nay vẫn xuất hiện rải rác ở một số địa phương Xem tiếp
-
Hút thuốc lá điện tử: Rủi ro và hậu quả khôn lường với trẻ vị thành niên
179.140 08/11/2022Việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện ở học đường hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động. Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên - lứa tuổi hiếu kỳ, tò mò và thích khám phá. Xem tiếp
-
Gia đình – Vai trò then chốt trong điều trị can thiệp trẻ tự kỷ
Trong điều trị can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng, việc trẻ tự kỷ có tiến bộ hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc của gia đình. Tuy nhiên, sự hiểu biết về cách chăm sóc trẻ tự kỷ của nhiều phụ huynh hiện nay vẫn còn hạn chế. Nhiều cha mẹ có tâm lý không chấp nhận con mình mắc tự kỷ, giấu bệnh của con nên không cho trẻ đi khám hoặc đưa trẻ đến khám muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn Xem tiếp
-
Những thông tin về Bệnh cúm B cha mẹ cần biết
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng trẻ mắc các bệnh hô hấp đang có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ về bệnh, dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc hoang mang lo lắng quá mức. Đã có nhiều gia đình tự ý làm xét nghiệm khi không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc, hay sử dụng các loại thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ,… Xem tiếp
-
Cùng gia đình vượt qua thách thức can thiệp, điều trị trẻ Rối loạn phổ tự kỷ
Hiện nay, số lượng trẻ em mắc Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng cao với tỷ lệ mắc toàn cầu là khoảng 1%. Để hỗ trợ các con dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội, cha mẹ cần phối hợp tốt với y bác sĩ để thực hiện những biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả, đồng thời cha mẹ cũng cần thấu hiểu, kiên trì đồng hành lâu dài cùng trẻ trên chặng đường nhiều gian nan và thách thức. Xem tiếp