Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Hương*1, Trần Đình Long*2
*1: TS Bộ Môn Nhi, Trường đại học Y Hà Nội, khoa Thận –Tiết niệu Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
*2: PGS,TS Bộ Môn Nhi, Trường đại học Y Hà Nội, khoa Thận –Tiết niệu Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Tóm tắt:
Mục đích: Nghiên cứu hiệu quả của điều trị suy thận mạn (STM) tại khoa thận tiết niệu Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu phân tích hồ sơ bệnh án 112 trẻ STM, trong đó bao gồm 55 trẻ bị STM từ 1/1998 đến 12/1999 và 57 trẻ bị STM từ 1/2008 đến 12/2009.
Kết quả: Nguyên nhân gây STM do bệnh cầu thận giảm rõ rệt từ 75% xuống 49,1%, số bệnh nhân (BN) cao huyết áp cũng giảm rõ rệt từ 80% xuống 50,9%. Mức lọc cầu thận (MLCT) trung bình tăng từ 6,9+4,1 ml/phút/1,73m2 lên 14,9±11,2 ml/phút/1,73m2. Lượng Hemoglobin (Hb) trung bình cũng tăng lên rõ từ 6,07 ± 1,49 g/dl lên 8,5 ± 2,5 g/dl do vậy thời gian nằm viện cũng được rút nngắn hơn từ 24,2 ± 10,4 ngày xuống 17,3 ± 12,0 ngày. Tỷ lệ BN từ chối điều trị lọc máu cũng giảm rõ từ 84,2% xuống 39,1%.
Kết luận: Chẩn đoán sớm, quản lý điều trị và phòng các bệnh cầu thận đã tiến bộ hơn trước. Trung tâm lọc máu ra đời đã giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và giảm ngày trung bình nằm viện của BN bị STM. Tỷ lệ BN từ chối điều trị tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao.
Từ khoá: suy thận mạn, suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận, lọc máu