Y học thường thức
Tìm theo chuyên mục
-
Phẫu thuật thành công cho bé trai 17 ngày tuổi có khe hở sọ mặt phức tạp rất hiếm gặp, gây biến dạng hoàn toàn 1 nửa khuôn mặt
Vừa qua các bác sĩ khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công cho bé trai 17 ngày tuổi (ở Sơn La) mắc dị tật khe hở mặt phức tạp Tessier 3,4,5,6, gây biến dạng nặng nề 1 nửa khuôn mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ quan của trẻ. Đây cũng là em bé sơ sinh nhỏ tuổi nhất tính đến thời điểm hiện tại được thực hiện phẫu thuật tạo hình khe hở mặt phức tạp tại Việt Nam. Xem tiếp
-
Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ hoà nhập và phát triển tốt
Đó là nội dung chính được đề cập trong buổi tập huấn nâng cao năng lực cán bộ Công tác xã hội trong can thiệp đối với trẻ tự kỷ được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Trung Ương vào sáng ngày 13/11/2022. Theo đó, trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ nếu được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội tham gia giáo dục hoà nhập, tăng khả năng hoà nhập cộng đồng, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội Xem tiếp
-
Hút thuốc lá điện tử: Rủi ro và hậu quả khôn lường với trẻ vị thành niên
180.019 08/11/2022Việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện ở học đường hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động. Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên - lứa tuổi hiếu kỳ, tò mò và thích khám phá. Xem tiếp
-
Gia đình – Vai trò then chốt trong điều trị can thiệp trẻ tự kỷ
Trong điều trị can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng, việc trẻ tự kỷ có tiến bộ hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc của gia đình. Tuy nhiên, sự hiểu biết về cách chăm sóc trẻ tự kỷ của nhiều phụ huynh hiện nay vẫn còn hạn chế. Nhiều cha mẹ có tâm lý không chấp nhận con mình mắc tự kỷ, giấu bệnh của con nên không cho trẻ đi khám hoặc đưa trẻ đến khám muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn Xem tiếp
-
Những thông tin về Bệnh cúm B cha mẹ cần biết
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng trẻ mắc các bệnh hô hấp đang có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ về bệnh, dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc hoang mang lo lắng quá mức. Đã có nhiều gia đình tự ý làm xét nghiệm khi không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc, hay sử dụng các loại thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ,… Xem tiếp
-
Cùng gia đình vượt qua thách thức can thiệp, điều trị trẻ Rối loạn phổ tự kỷ
Hiện nay, số lượng trẻ em mắc Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng cao với tỷ lệ mắc toàn cầu là khoảng 1%. Để hỗ trợ các con dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội, cha mẹ cần phối hợp tốt với y bác sĩ để thực hiện những biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả, đồng thời cha mẹ cũng cần thấu hiểu, kiên trì đồng hành lâu dài cùng trẻ trên chặng đường nhiều gian nan và thách thức. Xem tiếp
-
Cảnh báo: Bỏng hoá chất từ chất tẩy dầu mỡ
4.005 21/10/2022Vừa qua, các bác sĩ Đơn vị bỏng, khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bé gái T.N 19 tháng tuổi ( ở Hà Nội), bị hóa chất tẩy dầu mỡ xịt vào vùng cổ gây bỏng. Xem tiếp
-
Liên tiếp 02 trẻ chết đột ngột tại nhà khi ngủ – Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
6.973 20/10/2022Liên tiếp trong hai ngày 10 /10 và 19//10/2022, các bác sỹ khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 02 bệnh nhi 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện. Dù đã được các bác sỹ nỗ lực cấp cứu, nhưng các bé vẫn không qua khỏi và được chẩn đoán là hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS/ Sudden Infant Death Syndrome) Xem tiếp
-
Gần 6 năm không thể đi lại do dị dạng tĩnh mạch, bé gái 9 tuổi được phẫu thuật phục hồi chức năng chân trái
Ròng rã 6 năm tìm cách chữa bệnh cho con gái nhưng không mang lại kết quả, hai mẹ con bé A.T (9 tuổi) mang theo niềm hy vọng gần như cuối cùng vượt hơn 1.000km từ Gia Lai ra Hà Nội, với mong muốn chữa lành chân trái có khối dị dạng tĩnh mạch kéo dài từ vùng đùi xuống cẳng chân, khiến bé A.T đau đớn, không thể tự đi lại và có nguy cơ phải cắt bỏ chân nếu không kịp thời tìm ra phương án điều trị. Không phụ công của hai mẹ con, may mắn đã mỉm cười khi bé A.T được các bác sĩ khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối dị dạng, phục hồi chức năng của chân trái cho bé. Xem tiếp