Mục tiêu:
Ibuprofen là một trong các thuốc ức chế cyclooxygenase được sử dụng để điều trị còn ống động mạch (patent ductus arteriosus; PDA) ở trẻ non tháng. Việc điều trị sớm có chọn lọc các PDA lớn bằng Ibuprofen có cải thiện kết quả ngắn hạn hay không vẫn chưa được rõ ràng. Nghiên cứu trình bày dưới đây được thực hiện nhằm xác định lợi ích việc điều trị sớm PDA bằng ibuprofen.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm đa trung tâm, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược. Ibuprofen được dùng qua đường tiêm với liều nạp 10 mg/kg trọng lượng cơ thể, sau đó là hai liều 5 mg/kg cách nhau ít nhất 24 giờ. Giả dược được dùng là dung dịch natri clorid 0,9% với thể tích tương đương.
- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân PDA lớn (đường kính ≥1,5 mm với dòng máu lưu thông không hạn chế từ động mạch chủ đến động mạch phổi) ở trẻ cực non (tuổi thai từ 23 tuần 0 ngày đến 28 tuần 6 ngày).
Bảng 1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí lựa chọn | Tiêu chí loại trừ |
• Tuổi thai từ 23 tuần 0 ngày đến 28 tuần 6 ngày |
• Tỷ lệ sống thấp • Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng • Lâm sàng hay siêu âm tim nghi ngờ bệnh tim bẩm sinh chống chỉ định ibuprofen • Các tình trạng khác chống chỉ định ibuprofen (xuất huyết nội sọ, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,…) • Sử dụng indomethacin, ibuprofen, hoặc paracetamol sau khi sinh |
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá nguy cơ tử vong hoặc loạn sản phế quản phổi mức độ trung bình hoặc nặng tại tuần 36 thai kì.
Kết quả:
Tổng cộng có 326 trẻ sơ sinh được chỉ định dùng ibuprofen và 327 trẻ dùng giả dược; trong đó 324 trẻ ở nhóm ibuprofen và 322 trẻ ở nhóm chứng có đủ dữ liệu để phân tích.
Đến tuần thứ 36 của thai kì, có 220/318 trẻ sơ sinh (69,2%) ở nhóm dùng ibuprofen và 202/318 trẻ (63,5%) trong nhóm giả dược đã gặp biến cố tử vong hoặc loạn sản phế quản phổi mức độ trung bình hoặc nặng. Tỷ số nguy cơ điều chỉnh là aRR 1,09; KTC 95% 0,98-1,20.
Có 44/323 (13,6%) trẻ sơ sinh dùng ibuprofen và 33/321 (10,3%) trẻ sơ dùng giả dược đã tử vong với aRR 1,32; KTC 95% 0,92 – 1,90.
Trong số những trẻ sống sót đến tuần 36 thai kì, chứng loạn sản phế quản phổi ở mức độ trung bình hoặc nặng xảy ra ở 176/274 (64,2%) trẻ ibuprofen và 169/285 (59,3%) trẻ dùng giả dược aRR 1,09; KTC 95% 0,96 – 1,23). Các kết quả này cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Có hai biến cố bất lợi nghiêm trọng không lường trước đã được ghi nhận và đánh giá là có thể liên quan đến ibuprofen.
Miêu tả | Mức độ nghiêm trọng | Đánh giá quan hệ nhân quả | Thực hiện | Kết quả |
Trẻ có tình trạng xấu đi đột ngột, chướng bụng, hạ huyết áp và nhiễm toan chuyển hóa nghiêm trọng, nghi ngờ thiếu máu cục bộ ruột/thiếu máu ruột; tiến triển đến tử vong cùng ngày. | Nghiêm trọng | Có thể | Gián đoạn | Tử vong |
Trẻ bị giảm huyết sắc tố, tưới máu kém, xanh xao, bụng chướng ngày càng tăng. Không cải thiện sau khi truyền máu.
Siêu âm bụng cho thấy có khối máu tụ dưới bao gan 4cm, không có bằng chứng tụ máu phúc mạc, có vẻ khu trú. Trẻ được điều trị thận trọng sau đó với bằng chứng cho thấy khối máu tụ đã giảm kích thước. Suy tim hô hấp tiến triển được điều trị bằng thông khí dao động tần số cao (HFOV), oxit nitric và hỗ trợ tăng co bóp. Xuất hiện nhiễm trùng máu Coagulase negative staphylococci (CONS) và thay đổi khí thũng kẽ phổi trên chụp X-quang ngực. Điều trị bằng dexamethasone cho đáp ứng một phần. ECHO cho thấy một dạng tổn thương tăng âm lan tỏa không đặc hiệu rải rác khắp nội tâm mạc/cơ tim của cả hai tâm thất. Siêu âm sọ não bình thường. Mặc dù được hỗ trợ chăm sóc đặc biệt tối đa, tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi. Nguyên nhân tử vong được xác định là do khí thũng kẽ phổi nặng (PIE), sinh non quá sớm, suy thận cấp và nhiễm trùng huyết tan máu do tụ cầu. |
Nghiêm trọng | Có thể | Gián đoạn | Tử vong |
Kết luận:
Nguy cơ tử vong hoặc loạn sản phế quản phổi ở mức độ trung bình hoặc nặng ở tuần 36 thai kì những trẻ được điều trị sớm bằng ibuprofen không khác so với những trẻ dùng giả dược.
Nguồn: N Engl J Med 2024;390:314-325
DOI: 10.1056/NEJMoa2305582
Biên tập: DS. Nguyễn Thị Huyền Ly, DS. Lê Thị Nguyệt Minh