Trang chủ » Bản tin thông tin thuốc » Sử dụng thuốc chống huyết khối cho trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc chống huyết khối cho trẻ sơ sinh

Huyết khối là tình trạng bệnh lý không phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng có khả năng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Bên cạnh sự khác biệt trong hệ thống đông máu do chức năng của các tạng chưa hoàn thiện dẫn đến, các can thiệp xâm lấn như đặt dẫn lưu trong cơ thể cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng huyết khối ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho thấy trên 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh được xác định có liên quan đến đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm1. Do vậy, mục tiêu điều trị chính trên nhóm bệnh nhân này là ngăn ngừa tình trạng huyết khối, giảm thiểu tối đa nguy cơ huyết khối gây tổn thương đến các tạng của cơ thể.

1. Đại cương về các thuốc chống huyết khối

Thuốc chống huyết khối là các thuốc được sử dụng để dự phòng và điều trị huyết khối. Dựa vào cơ chế hình thành cục máu đông, các thuốc chống huyết khối được phân loại thành 3 nhóm chính (Bảng 1).

Bảng 1. Phân loại các thuốc chống huyết khối

2. Sử dụng thuốc chống huyết khối cho trẻ sơ sinh

2.1. Lựa chọn thuốc chống huyết khối cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh điều trị nguyên nhân gốc rễ, một trong những chiến lược để điều trị huyết khối hiệu quả là xác định vị trí huyết khối để lựa chọn thuốc phù hợp, kết hợp giám sát chặt chẽ các chỉ số cận lâm sàng của quá trình đông máu để quản lý tốt bệnh nhân.

Ở trẻ sơ sinh, các nhóm thuốc chống huyết khối được ưu tiên lựa chọn bao gồm thuốc chống đông và thuốc tiêu sợi huyết. Tuỳ thuộc vào vị trí huyết khối và mức độ nghiêm trọng để cân nhắc đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp có thuốc chống huyết khối hay không, hoặc phối hợp các thuốc chống huyết khối như thế nào. Đặc điểm của các nhóm thuốc chống huyết khối được tóm tắt trong Bảng 2.

Bảng 2. Lựa chọn thuốc chống huyết khối trên trẻ sơ sinh

UFH (Unfractionated heparin): Heparin không phân đoạn; LMWH (Low molecular weight heparin): Heparin trọng lượng phân tử thấp; DOACs (Direct Oral Anticoagulants): Thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp; DITs (Direct thrombin inhibitors): Thuốc ức chế thrombin trực tiếp đường tiêm; VTE (Venous thromboembolism): huyết khối tĩnh mạch; HIT (Heparin-induced thrombocytopenia): giảm tiểu cầu do heparin; INR (International Normalized Ratio): chỉ số xét nghiệm thời gian đông máu

2.2. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc chống huyết khối cho trẻ sơ sinh

Theo dõi các chỉ số đông máu đóng vai trò quan trọng trước khi chỉ định và theo dõi quá trình sử dụng các thuốc chống huyết khối trên trẻ sơ sinh. Tuỳ thuộc vào cơ chế tác dụng lên con đường đông máu chung, nội sinh hoặc ngoại sinh, mỗi loại thuốc chống huyết khối có các chỉ số về đông máu đặc thù cần được theo dõi sát. Từ đó, tiến hành hiệu chỉnh liều phù hợp dựa trên đáp ứng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng trên bệnh nhân (Bảng 3).

Bảng 3. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc chống huyết khối trên trẻ sơ sinh2,3

aPTT (activated partial thromboplastin time): chỉ số xét nghiệm thromboplastin một phần hoạt hoá; anti-Xa: chỉ số xét nghiệm nồng độ heparin trong máu; PT (Prothrombin time): chỉ số xét nghiệm thời gian prothrombin.

Bệnh nhân sơ sinh khi điều trị bằng heparin không phân đoạn thường có xu hướng tăng thải trừ so với trẻ lớn. Vì vậy chỉ sử dụng chỉ số aPTT không đủ để đưa ra khuyến cáo hiệu chỉnh liều phù hợp dựa trên đáp ứng. Chỉ số aPTT chỉ có thể sử dụng đơn độc để hiệu chỉnh liều heparin không phân đoạn nếu xác định được khoảng giá trị tương quan giữa aPTT và định lượng anti-Xa cá thể hoá trên từng người bệnh (Bảng 4). Hiện tại, dữ liệu này còn hạn chế trên bệnh nhân sơ sinh.

Bảng 4. Khuyến cáo hiệu chỉnh tốc độ truyền heparin dựa trên aPTT (Khoảng giá trị tương quan được áp dụng là aPTT 60 – 85 giây với định lượng anti-Xa là 0,35 – 0,7 UI/mL)2

3. Kết luận

Để sử dụng hợp lý thuốc chống huyết khối trên trẻ sơ sinh cần có đánh giá cụ thể về vị trí huyết khối và mức độ mà khối máu đông có thể gây tổn thương. Từ đó cân nhắc lựa chọn phác đồ thuốc chống huyết khối phù hợp, chỉ định các xét nghiệm đông máu cần thiết nhằm kiểm soát và giám sát tình trạng bệnh nhân một cách chặt chẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Monagle P. et al., Management of thrombosis in children and neonates: practical use of anticoagulants in children, Hematology: The American Society of Hematology Education Program, 2018.
2. Brighton and Sussex University Hospital Trust, Guideline on the management of vascular emergencies and neonatal thrombosis, 2016.
3. Chan A.K.C et al., Neonatal thrombosis: Management and outcome, UptoDate, 2023.
4. Zeind C.S. et al., Applied therapeutics: The Clinical Use of Drugs, Wolters Kluwer, 2018.
5. Brunton L.L. et al., Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basis of Therapeutics, McGraw – Hill Education, 2018.

Biên tập: DS. Đỗ Thuỳ Anh, DS. Nguyễn Việt Anh
Khoa Dược – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Bản tin thông tin thuốc

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em